Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh hiện đang phát triển nhanh trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay khá nhiều người lựa chọn mô hình này bởi nó phù hợp với quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Vậy hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không và tại sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân? Nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Hộ kinh doanh là gì?
Để biết tại sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân thì hãy cùng Đức Khôi tìm hiểu hộ kinh doanh là gì và điều kiện để có tư cách pháp nhân.
Hộ kinh doanh được định nghĩa tại khoản 1 điều 79 thuộc NĐ 01/2021/NĐ-CP, theo đó hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình thành lập, làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Từ định nghĩa này có thể thấy hộ kinh doanh có đặc điểm sau:
- Do 1 cá nhân là công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc do 1 hộ gia đình thành lập và làm chủ.
- Có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ.
- Chủ hộ kinh doanh là cá nhân làm chủ hộ hoặc người được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền làm đại diện.
- Hộ kinh doanh khi sử dụng 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân?
Tại sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân? Tư cách pháp nhân là một tổ chức được Nhà nước công nhận về khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân là:
- Tổ chức đó được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và luật khác có liên quan.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tức là phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành này được quy định trong điều lệ công ty hoặc trong quyết định thành lập công ty.
- Có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản củ mình.
- Nhân danh mình độc lập tham gia các quan hệ pháp luật.
Tại sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân?
Như đã phân tích ở trên, một tổ chức có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện về cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Vậy với câu hỏi tại sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân thì câu trả lời là KHÔNG, vì:
- Hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện kể trên.
- Mặc dù hộ kinh doanh được thành lập theo quy định pháp luật, có tài sản riêng nhưng không phải là doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh không có tài sản độc lập với các cá nhân.
- Hộ kinh doanh hoạt động riêng lẻ, không thường xuyên, không có con dấu riêng, không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và đặc biệt không có các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?
Bạn đã biết tại sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Vì không có tư cách pháp nhân nên hộ kinh doanh sẽ có một vài hạn chế so với doanh nghiệp tuy nhiên cũng vẫn có ưu điểm nhất định.
Công ty/doanh nghiệp là 1 tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có con dấu, tài sản và được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật. Theo Luật Doanh nghiệp 2020 hiện có 5 loại hình doanh nghiệp chính gồm công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh và công ty:
Trước hết là Hộ kinh doanh
Ưu điểm:
- Thủ tập thành lập đơn giản, không mất nhiều thời gian và chi phí.
- Bộ máy tổ chức không cồng kềnh, dễ dàng quản lý các thành viên trong cùng hộ gia đình.
- Không bị ràng buộc về vốn.
- Có thể đóng mức thuế khoán cố định hàng tháng do cơ quan thuế quyết định và lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào doanh thu của từng năm mà không phát sinh bất kì chi phí nào.
Nhược điểm:
- Chỉ được đăng ký tại một địa điểm.
- Không có tư cách pháp nhân nên không được thực hiện một số quyền như doanh nghiệp và địa vị pháp lý không được chặt chẽ.
- Khả năng huy động vốn thấp.
Còn về công ty
Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có con dấu riêng và được pháp xuất hóa đơn đỏ.
- Được lựa chọn nhiều ngành nghề kinh doanh hơn so với hộ kinh doanh.
- Khả năng huy động vốn cao hơn, khả năng đi vay các tổ chức tín dụng cũng như số thành viên góp vốn cao hơn so với hộ kinh doanh.
- Được phép mở rộng kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại nhiều địa điểm khác nhau.
Nhược điểm:
- Bộ máy tổ chức cồng kềnh, khó quản lý hơn.
- Thủ tục thành lập phức tạp hơn, cần chuẩn bị nhiều giấy tờ tài liệu.
- Quy mô hoạt động vừa và lớn nên việc quản lý người lao động cũng sẽ khó khăn hơn.
- Trường hợp công ty có số lượng lớn thành viên góp vốn thì việc kiểm soát vốn cũng sẽ trở nên không dễ dàng.
Dựa vào những ưu và nhược điểm của 2 loại hình kể trên, có thể thấy tùy thuộc vào quy mô hoạt động, khả năng tài chính, khả năng quản lý mà bạn có thể lựa chọn thành lập loại hình phù hợp.
Có thể chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp không?
Theo quy định hiện hành thì hộ kinh doanh có thể trực tiếp chuyển đổi thành doanh nghiệp. Hồ sơ chuyển đổi cũng tương tự như hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh muốn chuyển đổi mà sẽ có các giấy tờ khác nhau. Về cơ bản hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao chứng thực GCN đăng ký thuế.
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh,….
- Danh sách thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần,…
- Điều lệ công ty.
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
Trình tự thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp khá đơn giản với 4 bước sau:
- Chuẩn bị hồ sơ
- Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
- Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả là GCN đăng ký doanh nghiệp.
- Nhận GCN đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc chuyển về tận nơi. Sau đó doanh nghiệp phải khắc dấu, đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi thành lập.
Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về tại sao hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!