Thành lập địa điểm kinh doanh tư vẫn miễn phí 24/24

Đức Khôi 26/12/2023
Thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh được hiểu là một trong những nơi giao dịch của công ty, nơi công ty tiến hành kinh doanh cụ thể. Theo đó với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp thường hay mở thêm các địa điểm kinh doanh khác nằm ngoài trụ sở để thay mặt mình thực hiện trao đổi mua bán với khách hàng. Kéo theo đó mà nhu cầu đối với việc thành lập địa điểm kinh doanh ngày càng lớn. Bài viết dưới đây Đức Khôi sẽ hướng dẫn độc giả những vấn đề cơ bản về vấn đề này.

Các vấn đề cần chú ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

Theo quy định hiện hành, khi thành lập địa điểm kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công ty quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục gửi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chủ sở hữu đặt địa điểm kinh doanh theo điểm b khoản 2 Điều 31 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành.
  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc trực tiếp của doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu của chi nhánh ký trong trường hợp việc thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Khai và thực hiện việc nộp thuế môn bài: Đối với doanh nghiệp được tiến hành thành lập mới kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập. Trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh cũng được cơ quan nhà nước miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC.
  • Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố nơi Công ty thực hiện đặt trụ sở chính thì công ty mẹ sẽ thực hiện kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Đối với trường hợp thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty thực hiện đặt trụ sở chính, Địa điểm kinh doanh phải tiến hành đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đó đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Ưu điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh

Khi doanh nghiệp tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh, thì địa điểm kinh doanh mang lại một số lợi ích nhất định bao gồm:

  • Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh ít phức tạp, nhanh chóng và tiện lợi hơn loại hình văn phòng đại diện cũng như chi nhánh: không cần phải xin cấp mã số thuế riêng, ngoài ra cũng không cần hoá đơn GTGT, không cần con dấu riêng.
  • Khi doanh nghiệp không có nhu cầu tiến hành sản xuất kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt đối với hoạt động kinh doanh cũng đơn giản hơn, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng, không phải làm các thủ tục như chốt thuế, trả con dấu và các bước thủ tục khác như chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Nếu thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, có phát sinh hoạt động kinh doanh thì toàn bộ hoạt động kinh doanh của địa điểm có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải thực hiện hoạt động kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.

Như vậy có thể thấy việc thành lập địa điểm kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tiếp cận tới khách hàng mà thủ tục cũng như cách thức quản lý đơn giản gọn nhẹ, do đó nhu cầu thực hiện mở địa điểm kinh doanh ngày càng nhiều.

Nhược điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh

Bên cạnh các ưu điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cũng cần nắm được các nhược điểm khi lựa chọn loại hình này:

  • Không có con dấu riêng, do đó không tự mình thực hiện các giao dịch trực tiếp ký kết với đối tác và khách hàng.
  • Do chế độ phụ thuộc nên địa điểm kinh doanh chỉ có thể làm văn phòng để trao đổi giao dịch.
  • Ngoài ra theo quy định, chủ doanh nghiệp chỉ được thành lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố thuộc khu vực công ty, doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh. Nghĩa là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được quyền tự phát thích mở tỉnh thành nào cũng được. Đây cũng là một điểm hạn chế của địa điểm kinh doanh so với những loại hình khác, trong khi việc mở rộng quy mô với loại hình khác có thể thực hiện ở bất kỳ tỉnh thành nào theo nhu cầu của chủ sở hữu công ty.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp

Trường hợp thành lập địa điểm kinh doanh thuộc trực tiếp doanh nghiệp phải chuẩn bị bao gồm những giấy tờ tài liệu sau:

  • Thông báo  thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp công ty đó ký (Theo mẫu quy định tự phụ lục II-7 ban hành theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT do Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành).
  • Văn bản ủy quyền về việc thay mặt công ty thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp và bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền đó (nếu người nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của công ty doanh nghiệp

Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh trực tiếp thuôc công ty mẹ mà thông qua chi nhánh thì cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh do người đứng đầu của chi nhánh đó ký (Theo mẫu được nhà nước ban hành theo quy định tại phụ lục II-7 kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ kế hoạch và đầu tư).
  • Văn bản ủy quyền về việc nộp hồ sơ thành lập đăng ký địa điểm kinh doanh của người đứng đầu chi nhánh và bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý hợp pháp của người được ủy quyền (nếu người thực hiện việc nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của chi nhánh đó thực hiện).

Lưu ý: Doanh nghiệp không bắt buộc phải tiến hành đóng dấu trong thông báo thành lập địa điểm kinh doanh. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ tiến hành đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Chi phí thành lập địa điểm kinh doanh trong năm 2024 trọn gói bao nhiêu?

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới nhất

Để thành lập địa điểm kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin về tên địa điểm kinh doanh, địa điểm thực hiện đăng ký địa điểm, người đứng đầu địa điêm rkinh doanh cũng như tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo như các giấy tờ, tài liệu và thông tin đã chuẩn bị ở bước 1 và gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh nơi công ty dự định thành lập địa điểm kinh doanh qua 1 trong 3 phương thức sau:

  • Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực tiếp tại bộ phận một cửa thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Gửi hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh qua dịch vụ bưu chính viễn thông đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh theo hình thức qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (http://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Lưu ý: Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định hiện nay của nhà nước là 3 ngày;

Lệ phí công bố thông tin nộp cho cơ quan nhà nước hiện nay là: 100.000 VNĐ/lần đăng ký.

Bước 3: Thẩm định và tiến hành cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ sau khi được cá nhân tổ chức nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở địa điểm kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Bước 4: Thực hiện thủ tục công bố thông tin, thủ tục công bố nội dung đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh được coi là bắt buộc khi nhận kết quả. Nội dung công bố bao gồm giấy chứng nhận hoạt động địa điểm kinh doanh và các thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh.

Như vậy để thành lập địa điểm kinh doanh, bước đầu tiên doanh nghiệp cần chú ý nên lựa chọn địa điểm kinh doanh sẽ thuộc chi nhánh hay để trực thuộc trực tiếp tại công ty mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự quản lý, cũng như vấn đề thuế của địa điểm kinh doanh đó. Ngoài ra còn phục thuộc vào nhu cầu của chủ sở hữu bởi quy định hiện hành pháp luật hiện nay, chủ sở hữu chỉ được mở địa điểm kinh doanh tại nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh hoặc trụ sở chính.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Đức Khôi về các vấn đề cơ bản đối với việc thành lập địa điểm kinh doanh. Đây là một thủ tục tương đối đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị hồ sơ giấy tờ. Do đó để có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, Đức Khôi khuyên bạn nên lựa chọn một công ty cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh uy tín và nhanh chóng để có thể được tư vấn và hướng dẫn một cách cụ thể cũng như chi tiết hơn.

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận