Mở rộng quy mô, thị trường, phát triển công ty lớn mạnh là điều mà bất kỳ doanh nhân nào cũng mong muốn khi hoạt động công ty. Chi nhánh là một trong những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có chức năng thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Thế nhưng chi nhánh phụ thuộc có con dấu không? Luật sư của Đức Khôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, hãy theo dõi nhé!
Chi nhánh phụ thuộc là gì?
Chi nhánh phụ thuộc có con dấu không? Để có con dấu riêng thì cần có điều kiện theo quy định của pháp luật. Để tìm hiểu về vấn đề này hãy cùng chúng tôi hiểu rõ hơn về chi nhánh phụ thuộc là gì, đặc điểm và có đủ điều kiện để có con dấu không.
Cũng giống như văn phòng đại diện, chi nhánh phụ thuộc là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Mục đích của việc thành lập chi nhánh là mở rộng sản xuất kinh doanh trên thị trường, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đặc điểm của chi nhánh phụ thuộc:
- Thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp như chức năng kinh doanh, đại diện theo ủy quyền.
- Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phụ thuộc là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Không phải là pháp nhân độc lập.
Chi nhánh phụ thuộc có con dấu không?
Chi nhánh phụ thuộc có con dấu không? Tuy rằng chi nhánh phụ thuộc không có tư cách pháp nhân độc lập nhưng vẫn được sử dụng con dấu theo quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc điều lệ doanh nghiệp.
Theo khoản 12 Điều 8 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP, những cơ quan, tổ chức sau được quyền sử dụng con dấu có biểu tượng hoặc không có biểu tượng: doanh nghiệp, hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp,…
Ngoài ra, theo Luật Doanh nghiệp 2020, con dấu của chi nhánh phụ thuộc có thể bao gồm con dấu được khắc tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới dạng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Quy định về con dấu của chi nhánh
Theo những phân tích của chúng tôi ở trên, với câu hỏi chi nhánh phụ thuộc có con dấu không thì câu trả lời là có nhưng pháp luật không quy định bắt buộc phải có. Việc chi nhánh phụ thuộc có con dấu không tùy thuộc vào chủ doanh nghiệp và điều lệ doanh nghiệp. Tuy nhiên con dấu giúp cho chi nhánh phụ thuộc hoạt động tối ưu hơn và mang lại nhiều sự thuận tiện.
Chủ thể quyết định hình thức, nội dung, mẫu con dấu
Theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty có quyền tự quyết định về số lượng, hình thức, nội dung, mẫu con dấu, quản lý và sử dụng con dấu của chi nhánh. Những chủ thể sau đây có quyền quyết định các vấn đề về con dấu của chi nhánh phụ thuộc:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh.
- Chủ tịch công ty hoặc hội đồng thành viên đối với công ty TNHH.
- Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
Hình thức con dấu của chi nhánh phụ thuộc
Doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức của con dấu và thường là dấu tròn, dấu hình đa giác. Màu mực của con dấu chi nhánh cũng được doanh nghiệp tự do lựa chọn, pháp luật không có quy định.
Nội dung con dấu
Pháp luật hiện hành cũng không quy định về nội dung bắt buộc phải có trên con dấu của chi nhánh. Thông thường con dấu của chi nhánh cần có tên chi nhánh, địa chỉ, logo,… Tuy nhiên trên con dấu không được có những ký hiệu, hình ảnh, ngôn ngữ như Quốc kỳ, Quốc huy, tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân,…
Quản lý và sử dụng con dấu của chi nhánh
Luật Doanh nghiệp 2014 trước đây có quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành đã bỏ quy định này. Theo đó doanh nghiệp không cần thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi, cấp li mẫu dấu cũng không cần phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc quản lý và lưu giữ dấu chi nhánh thực hiện theo điều lệ công ty.
Lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty
Chi nhánh phụ thuộc có con dấu không? Chi nhánh phụ thuộc không bắt buộc phải có con dấu riêng tuy nhiên chi nhánh nên có con dấu để thực hiện các công việc cho doanh nghiệp thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, khi thành lập chi nhánh công ty bạn cần lưu ý một số vấn đều sau:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
- Tên chi nhánh phải được gắn tại trụ sở chi nhánh, in trên giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh công ty phát hành.
- Công ty có thể thành lập 1 hoặc nhiều chi nhánh tại 1 địa phương.
- Không được đăng ký trụ sở chi nhánh tại nhà chung cư, nhà tập thể.
Thành lập chi nhánh công ty thủ tục nhanh chóng, giá rẻ, uy tín của Đức Khôi
Khi sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty của Đức Khôi, quý khách hàng không cần băn khoăn về chi nhánh phụ thuộc có con dấu không, thủ tục,… Bởi vì chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục và giao kết quả tận nơi. Chi phí thành lập chi nhánh công ty tại Đức Khôi luôn vô cùng ưu đãi, trọn gói và không phát sinh với thời gian thực hiện và trả kết quả nhanh chóng.
Vì sao nên chọn dịch vụ thành lập chi nhánh công ty của Đức Khôi:
- Dịch vụ chất lượng, đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm lâu năm, tận tâm với khách hàng và là đối tác của hàng ngàn doanh nghiệp.
- Chi phí trọn gói, giá rẻ, tiết kiệm tối đa cho doanh nghiệp. Mức phí thành lập chi nhánh công ty của Đức Khôi là 1.500.000 đồng (đã có dấu tròn) tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
- Thay mặt công ty soạn thảo hồ sơ, trình hồ sơ để khách hàng ký tận nơi, nộp hồ sơ, nhận kết quả và trả kết quả cho khách hàng tận nơi.
- Hỗ trợ tư vấn thuế, pháp lý và hỗ trợ quý khách trọn đời nếu có nhu cầu.
Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về chi nhánh phụ thuộc có con dấu không. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!