Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% uy tín

Đức Khôi 24/12/2023
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong đầu năm 2023 tổng vốn FDI thực hiện đăng ký vào Việt Nam (bao gồm cả vốn trong việc đăng ký cấp mới, vốn đăng ký với mục đích điều chỉnh cũng như vốn trong việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 1,69 tỷ USD. Như vậy có thể thấy nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm được hồ sơ và thủ tục cũng như các vấn đề cơ bản của vấn đề này. Bài viết dưới đây Đức Khôi sẽ hướng dẫn quý độc giả những vấn đề cơ bản nhất của việc mở công ty với vốn đầu tư nước ngoài.

Một số lưu ý trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

Để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thì chủ sở hữu cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể tiến hành thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu số vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực đầu tư.
  • Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định hiện hành sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập: Theo cam kết WTO và quy định của pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng tiến hành thành lập tại Việt Nam như: thương mại, các ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng cũng như du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
  • Trừ các ngành nghề điều kiện có yêu cầu vốn pháp định, thì vốn nhà đầu tư nước ngoài góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cũng cần chú ý trong việc phù hợp với quy mô hoạt động của công ty và ngành nghề mà mình đăng ký. Tuy nhiên, số vốn góp lại ảnh hưởng đến việc tiến hành xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư, người đại diện trong việc quản lý phần vốn góp chỉ được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú nếu số vốn góp vào công ty đạt từ 3 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư tiến hành góp mức vốn góp cao thì thời gian đăng ký thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn.
  • Nhà đầu tư nước ngoài nếu tiến hành góp vốn ngay khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm của cá nhân nhà đầu tư, số dư tiền gửi,…. đối với trường hợp là cá nhân, số dư tiền gửi, báo cáo thuế, hoặc báo cáo tài chính có lãi,….đối với trường hợp là công ty. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hình thức góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.
  • Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư còn cần cung cấp thêm hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc cung cấp hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất cũng như văn phòng thuê để nộp kèm hồ sơ thành lập.
  • Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
  • Ngoài ra một trong khác biệt lớn nhất khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài so với việc thành lập công ty vốn Việt Nam là công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.

Các hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức nhà đầu tư tiến hành góp vốn ngay từ đầu

Theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành góp vốn ngay từ khi bắt đầu thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực và ngành nghề mà mình hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn mua cổ phần

Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành góp vốn vào các công ty tại Việt Nam đã được nhà Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực và ngành nghề hoạt động có thể góp vốn từ 1%-100% vốn vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện một trong hai thủ tục mua phần vốn góp hoặc mua cổ phần của công ty Việt Nam. Sau đó, công ty Việt Nam sẽ trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định hiện hành đối với việc góp vốn từ đầu nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hiện nay  bao gồm:

  1. Văn bản theo mẫu của nhà nước về việc đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  2. Tài liệu còn hiệu lực về việc chứng minh tư cách pháp lý:
  • Đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập công ty hoặc tài liệu tương đương khác về việc xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà những đầu tư là tổ chức.
  • Đối với trường hợp nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao có hiệu lực chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu cỏn hiệu lực.
  1. Đề xuất dự án đầu tư theo mẫu nhà nước bao gồm các nội dung: nhà đầu tư trực tiếp thực hiện dự án, mục tiêu tiến hành đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư cũng như phương án trong việc huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ của dự án đầu tư, nhu cầu về sử dụng lao động, đề xuất chính sách hưởng ưu đãi đầu tư.
  2. Văn bản tài liệu chứng minh năng lực tài chính phù hơp của nhà đầu tư:
  • Đối với trường hơp nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính của công ty đó trong 02 năm gần nhất của nhà đầu tư.
  • Đối với trường hợp nhà đầu tư là cá nhân: xác nhận của ngân hàng về số dư tài khoản, sổ tiết kiệm;
  1. Hợp đồng thuê trụ sở chính của công ty, Giấy tờ chứng minh về việc có quyền cho thuê của bên cho thuê.
  2. Đề xuất của nhà đầu tư về nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cũng như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao còn thời hạn về việc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu hợp pháp khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  3. Giải trình về việc tiến hành sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với trường hợp dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định hiện hành của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ định sử dụng, xuất xứ của công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước về việc xin Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư sau khi chuẩn bị đầy đủ theo tài liệu như ở bước 1, thì tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký đầu tư theo thẩm quyền như sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính đối với các dự án:

  • Dự án đầu tư trong trường hợp ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Dự án đầu tư với mục đích phát triển kết cấu hạ tầng đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các dự án đầu tư nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hiện đang nằm tại những địa phương chưa được nhà nước thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
  • Dự án đầu tư trong trường hợp thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Dự án đầu tư trong trường hợp thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cũng như  khu kinh tế tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính đối với các dự án sau:

  • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
  • Dự án đầu tư theo đó dự án về việc thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đủ hồ sơ, cơ quan tiến hành  Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối về việc cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đối với việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi xin được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tiến hành nộp thủ tục thành lập công ty như bình thường. Tuỳ vào loại hình công ty cũng như nhu cầu của nhà đầu tư mà chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cho phù hợp.

Ngoài ra sau khi thành lập công ty xong, chủ đầu tư cũng cần chú ý trong việc chuẩn bị các giầy tờ tài liệu cũng như thực hiện các bước còn lại để hoàn thiện giúp công ty vào hoạt động một cách hợp pháp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Đức Khôi về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi giới thiệu tới quý độc giả những thông tin cơ bản nhất, để nhà đầu tư có thể xem xét và có cái nhìn tổng quan nhất đối với vấn đề này.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận