Mức vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên năm 2024

Đức Khôi 04/01/2024
Mức vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên

Khi có ý định thành lập công ty thì điều chủ doanh nghiệp quan tâm nhất đó chính là số vốn điều lệ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về số vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên? Có cần nêu ra một con số cụ thể hay không? Ý nghĩa của số vốn điều lệ đối với công ty TNHH 2 thành viên là gì? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây của Đức Khôi. Hãy cùng theo dõi nhé!

Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên là gì?

Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên được hiểu là số vốn do các thành viên tham gia thành lập công ty TNHH 2 thành viên góp vốn. Đây cũng có thể là số vốn mà họ cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được mọi người thống nhất ghi vào điều lệ.

Ví dụ: Anh An và chị Linh dự tính thành lập công ty Nam Á, Anh An đăng ký góp vốn là 1.500.000.000 và cam kết góp đủ số vốn này trong vòng 50 ngày kể từ ngày công ty Nam Á được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cùng với đó, chị Linh cũng cam kết góp số vốn là 1.200.000.000 và sẽ góp đủ để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trong vòng 25 ngày kể từ khi có giấy chứng nhận.

Như vậy, chị An và anh Linh đã đăng ký góp vốn với tổng mức vốn là 1500.000.000 + 1.200.000.000 = 2.700.000.000 đồng.

Con số vốn 2.700.000.000 đồng được hai anh chị thống nhất góp được gọi là số vốn điều lệ của công ty Nam Á, số vốn này sẽ dùng để phát triển công ty.

Mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên là bao nhiêu?

Cũng giống như quy định khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ bắt buộc đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Do đó, chủ sở hữu công ty có thể tự chọn mức vốn phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như năng lực tài chính của bản thân và các thành viên góp vốn.Tuy nhiên, số vốn này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của công ty trong việc kí kết các hợp đồng hợp tác hoặc giao dịch với các đối tác. Do vậy cũng không nên để số vốn điều lệ quá thấp, khi quá thấp sẽ không tạo được niềm tin với các đối tác và công ty sẽ gặp những khó khăn trong quá trình kinh doanh.

Với các trường hợp công ty TNHH 2 thành viên kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định như lĩnh vực bảo vệ, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ sản xuất phim hoặc kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì số vốn điều lệ phải đáp ứng tối thiểu bằng số vốn pháp định.

Được biết, số vốn góp sẽ quyết định mức thuế môn bài mà công ty TNHH 2 thành viên cần nộp sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động. Hiện nay mức thuế môn bài được chia làm hau mức bao gồm:

  • Mức 1: Với vốn điều lệ trên 10 tỷ thì thuế môn bài 3 triệu đồng/năm
  • Mức 2: Với vốn điều lệ 10 tỷ trở xuống thì mức thuế môn bài 2 triệu/ năm

Do đó, các chủ doanh nghiệp cũng nên cân nhắc kĩ trước khi đưa ra số vốn điều lệ, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế vừa giảm được mức thuế môn bài trong vòng 1 năm.

Có thể góp vốn điều lệ cho công ty TNHH 2 thành viên bằng loại tài sản nào?

Điều 34 Luật doanh nghiệp quy định các thành viên có thể góp vốn bằng các tài sản sau:

  • Tài sản góp vốn để thành lập công ty TNHH 2 thành viên có thể sử dụng ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam đồng. Tuy nhiên trong trường hợp ngoại tệ có thể được tự do chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người góp vốn cũng có thể sử dụng các tài sản khác như vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, các bí quyết kỹ thuật, các công nghệ cũng như tài sản có giá trị khác được định giá bằng đồng Việt Nam.
  • Mặt khác, những thành viên mong muốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên cũng có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản khác như giấy tờ sử dụng ô tô, bất động sản, quyền sử dụng đất về việc cho thuê mặt bằng… Tuy nhiên các tài sản này cần có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản đó của tất cả các thành viên muốn tham gia góp vốn thành lập công ty.
  • Tuy nhiên cũng cần lưu ý, chỉ có các tổ chức hoặc cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp của các tài sản đó mới có quyền dùng tài sản đó để góp vốn vào công ty, sau đó thực hiện thủ tục góp vốn theo quy định của pháp luật về Luật doanh nghiệp 2020.

Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên có ý nghĩa như thế nào?

  • Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên không đơn thuần là một con số để công ty có thể đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động, mà nó còn cho biết tổng số vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả các thành viên tham gia góp vốn vào công ty để dự tính quy mô sản xuất.
  • Bên cạnh đó, vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên còn làm cơ sở để phân chia lợi nhuận giữa thành viên góp vốn theo tỷ lệ cam kết từ trước đó.

Ví dụ: Bạn muốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên như ví dụ ở trên bao gồm hai thành viên A và B cùng nhau góp vốn. Số vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 2 tỷ 700 triệu thì bên nào càng góp vốn nhiều thì bên đó sẽ được chia nhiều lợi nhuận hơn theo tỷ lệ %.

Bên cạnh đó, số vốn điều lệ còn là sự cam kết của công ty với khách hàng, với đối tác kinh doanh và cả với nhân viên của mình với các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính.

Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên

Các trường hợp được tăng vốn điều lệ

Theo đó công ty được phép tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

  • Tăng vốn góp của các thành viên thì phần trăm tăng thêm được chia đều cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần góp vốn của họ trong điều lệ công ty
  • Trong trường hợp các thành viên không góp thêm vốn thì số vốn đã góp được chia cho các thành viên tương ứng theo tỷ lệ góp vốn. Tuy nhiên điều này chỉ được thực hiện nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
  • Bên cạnh đó, cũng có thể tăng thêm thành viên mới và nhận số vốn của thành viên mới để tăng số vốn điều lệ của công ty.

Giảm vốn điều lệ

Theo đó, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau:

  • Công ty có thể hoàn trả một phần số vốn góp cho các thành viên theo tỷ lệ số vốn điều lệ đã góp vào từ ban đầu. Tuy nhiên cũng có một điều kiện là công ty phải hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm từ ngày đăng ký doanh nghiệp, cùng  với đó đảm bảo thanh toán các khoản nợ trước khi hoàn trả tiền cho các thành viên.
  • Công ty cũng có thể mua lại phần vốn góp của các thành viên, theo đó thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn của mình nến thành viên không tán thành các vấn đề sau đây:
  • Bổ sung, sửa đổi các nội dung trong điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên
  • Tổ chức lại công ty
  • Yêu cầu mua lại vốn bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày từ ngày thông qua quyết định

Trên đây là tư vấn của Đức Khôi về vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên để mọi người có thể tham khảo. Nếu quý khách hàng đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty giá rẻ, thành lập uy tín, chuyên nghiệp thì vui lòng liên hệ với chúng tôi. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận