Cổ phần trong công ty cổ phần (CTCP) là số vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau. Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn chuyển nhượng lại số cổ phần của mình cho cổ đông khác. Vậy hồ sơ, quy trình chuyển nhượng cổ phần trong CTCP như thế nào? Hãy cùng Đức Khôi tìm hiểu chi tiết dưới bài viết này nhé!
Quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần
Trước khi tìm hiểu về quy trình chuyển nhượng cổ phần, chúng tôi sẽ chia sẻ một số quy định về chuyển nhượng cổ phần.
So với công ty TNHH, chuyển nhượng cổ phần trong CTCP không bị giới hạn nhiều về tỷ lệ chuyển nhượng và đối tượng chuyển nhượng. Tuy vậy, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần vẫn cần tuân thủ theo quy định như sau:
- Về loại cổ phần được chuyển nhượng: Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi hoàn lại.
- Loại cổ phần không được chuyển nhượng: Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Thời hạn chuyển nhượng cổ phần đối với cổ đông sáng lập: Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp GCN đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác. Nếu muốn chuyển nhượng cho người khác không phải cổ đông sáng lập thì cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
- Cổ đông thường không phải cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
- Quy trình chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện đúng thủ tục, thể hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì hợp đồng chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng, bên nhận hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì quy trình chuyển nhượng cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần trong năm 2024 cần giấy tờ gì?
Doanh nghiệp không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông khi chuyển nhượng cổ phần. Việc thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ đối với trường hợp cổ đông sáng lập thanh toán chưa đủ số cổ phần đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp GCN đăng ký doanh nghiệp.
Để chuyển nhượng cổ phần trong CTCP, cổ đông cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng.
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng.
- Danh sách cổ đông sáng lập.
- Điều lệ công ty.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
- Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông.
- Sổ đăng ký cổ đông.
Quy trình chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần năm 2024
Cổ đông chỉ cần thực hiện quy trình chuyển nhượng cổ phần nội bộ trong công ty, không cần thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Quy trình chuyển nhượng cổ phần khá đơn giản, chỉ gồm 2 bước sau:
- Bước 1: Tổ chức họp đại hội đồng cổ đông để ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần.
- Bước 2: Các bên liên quan ký và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng.
- Bước 3: Lập biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng → Ký biên bản thanh lý.
- Bước 4: Cập nhật thông tin cổ đông nhận cổ phần vào Sổ cổ đông của công ty trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Kê khai thuế thu nhập cá nhân sau khi chuyển nhượng cổ phần
Sau khi hoàn thành quy trình chuyển nhượng cổ phần, cổ đông chuyển nhượng phải kê khai và đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo thuế suất 0.1% trên giá chuyển nhượng từng lần. Để thực hiện kê khai và nộp thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần bạn làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
- Bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp.
- Một số cơ quan thuế có thể yêu cầu hồ sơ cần có thêm cổ phiếu, phiếu thu, giấy ủy quyền, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người chuyển nhượng, sổ đăng ký cổ đông.
- Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC nếu cá nhân trực tiếp kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế.
- Tờ khai theo mẫu số 06/CNV – TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015-BTC nếu cá nhân thông qua doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ kê khai thuế
Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cổ đông cần nộp hồ sơ khai thuế tới cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp hoặc tại Chi cục thuế. Nếu doanh nghiệp thực hiện nộp thay cho cá nhân thì thời điểm nộp chậm nhất là trước khi thực hiện thay đổi danh sách cổ đông.
Song song với việc nộp hồ sơ kê khai thuế TNCN thì cá nhân nộp tiền thuế TNCN cho kho bạc Nhà nước thông qua hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng. Thông thường, thuế TNCN được nộp qua chuyển khoản cho tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Dịch vụ chuyển nhượng cổ phần nhanh, uy tín, giá rẻ trọn gói của Đức Khôi
Đức Khôi sở hữu đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế và luôn hoạt động với tôn chỉ “ĐÚNG LUẬT – BẢO MẬT – TỐI ƯU” mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đức Khôi không cam kết sẽ thực hiện các công việc chúng tôi không làm được mà chúng tôi sẽ làm những công việc trong khả năng của mình và báo giá chi tiết cho khách hàng.
Sử dụng dịch vụ chuyển nhượng cổ phần của Đức Khôi, chúng tôi sẽ thay mặt bạn soạn thảo hồ sơ và bàn giao kết quả tận nơi trong vòng 5 – 7 ngày làm việc. Thông thường, quy trình chuyển nhượng cổ phần tại Đức Khôi trong 5 ngày, tuy nhiên tùy vào chi tiết từng hồ sơ và cơ quan quản lý thuế mà thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn.
Khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần, bạn chỉ cần liên hệ với Đức Khôi để được:
- Tư vấn miễn phí thủ tục tiến hành chuyển nhượng, tư vấn hệ quả pháp lý sau khi chuyển nhượng, tư vấn nộp thuế TNCN.
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác.
- Thông báo chính xác thời gian bàn giao kết quả.
- Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả.
Phí dịch vụ chuyển nhượng cổ phần tại Đức Khôi dao động từ 1.500.000 đồng (chưa bao gồm kê khai và nộp thuế TNCN).
Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về quy trình chuyển nhượng cổ phần. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!