Anh A gửi câu hỏi cho Đức Khôi: vốn thành lập công ty TNHH gồm những loại nào, vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu? Đức Khôi sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan đến vốn của công ty TNHH tại bài viết dưới đây, bạn đọc hãy tham khảo nhé!
Vốn thành lập công ty TNHH gồm những loại nào?
Trước khi giải đáp câu hỏi vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu mà anh A gửi về, hãy cùng Đức Khôi tìm hiểu các loại vốn thành lập công ty TNHH nhé. Có 4 loại vốn như sau:
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn tối thiểu cần có khi thành lập công ty TNHH với ngành nghề kinh doanh thông thường. Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp trong thời gian nhất định và được ghi rõ trong điều lệ công ty. Đây là khoản vốn các thành viên có quyền tự do đăng ký số tiền mà pháp luật không ràng buộc và người thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trên số tiền mà mình đã góp vào công ty.
Vốn pháp định
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu công ty cần có theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định. Khác với vốn điều lệ được các thành viên tự quyết định số tiền góp vào, vốn pháp định là số tiền cụ thể mà pháp luật quy định với 1 số ngành nghề kinh doanh, ví dụ như ngân hàng thương mại cần vốn pháp định là 3000 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng, thành lập nhà xuất bản là 5 tỷ đồng,…
Tức là, khi doanh nghiệp đăng ký một trong những ngành nghề nằm trong danh sách ngành nghề pháp luật có yêu cầu về vốn pháp định thì doanh nghiệp phải có đủ số vốn này khi thành lập thì mới đủ điều kiện hoạt động và đăng ký kinh doanh.
Vốn ký quỹ
Vốn ký quỹ là số vốn công ty cần có 1 khoản tiền thực tế trong ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động của công ty trong tương lai, tránh rủi ro cho cả công ty lẫn đối tác, khách hàng của công ty. Ví dụ, nếu bạn muốn thành lập công ty dịch vụ bảo vệ, đòi nợ thuê thì cần ký quỹ là 2 tỷ đồng. Vốn ký quỹ cũng được pháp luật quy định với 1 số ngành nghề kinh doanh nhất định.
Vốn góp nước ngoài
Loại vốn này chỉ có những công ty TNHH nào liên quan tới yếu tố nước ngoài thì mới cần lưu ý. Vốn góp nước ngoài là số vốn có tỷ lệ nhất định mà thương nhân nước ngoài góp vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
Vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu?
Vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu là còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà bạn lựa chọn.
- Nếu bạn chọn ngành nghề kinh doanh thông thường, pháp luật không có quy định về vốn pháp định thì pháp luật cũng không có quy định bắt buộc về số vốn tối thiểu để thành lập. Chủ sở hữu công ty, các thành viên góp vốn có quyền tự góp số tiền là bao nhiêu. Trên thực tế, có nhiều công ty TNHH chỉ đăng ký vốn điều lệ rất nhỏ như 5.000.000 – 10.000.000 đồng. Pháp luật không cấm điều này nhưng nếu đăng ký số vốn điều lệ quá thấp như vậy cũng sẽ dễ dẫn tới rủi ro cho công ty như khách hàng, đối tác không tin tưởng và hạn chế giao dịch với công ty. Do đó, dựa vào tình hình hoạt động thực tế, quy mô công ty và khả năng tiền tệ của mình mà bạn lựa chọn đăng số vốn điều lệ phù hợp để thuận tiện hơn khi hoạt động.
- Còn trường hợp bạn chọn ngành nghề mà pháp luật có yêu cầu về vốn pháp định thì vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu? Khi này số vốn điều lệ tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn với vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh đó.
Quy định về tài sản góp vốn vào công ty TNHH
Như vậy theo phân tích ở trên, bạn đã biết vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà bạn đăng ký. Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính, quy mô công ty và hoạt động kinh doanh thực tế mà bạn góp vốn vào công ty mức vốn phù hợp.
Vậy tài sản góp vốn vào công ty TNHH gồm những loại nào? Theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn bao gồm:
- Đồng Việt Nam.
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Vàng.
- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Việc định giá tài sản góp vốn trong công ty TNHH được quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
- Các thành viên trong công ty tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện bằng đồng Việt Nam.
- Các thành viên định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc do tổ chức thẩm định giá định giá hoặc theo nguyên tắc đồng thuận. Trường hợp tổ chức định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên chấp thuận.
Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn trong công ty TNHH được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Tài sản có đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản: người góp vốn làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty (không phải chịu lệ phí trước bạ).
- Tài sản không đăng ký quyền sở hữu: Thực hiện thông qua việc giao nhận tài sản có xác nhận bằng biên bản (trừ trường hợp giao nhận qua chuyển khoản).
Có cần chứng minh vốn công ty TNHH không?
Theo pháp luật hiện hành về thành lập công ty thì bạn không cần chứng minh vốn điều lệ hay số tiền trong tài khoản ngân hàng, trừ khi bạn lựa chọn thành lập công ty có ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ. Thế nhưng bạn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã đăng ký góp và cần lưu ý thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ khi được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp. Sau thời gian hạn này mà thành viên vẫn chưa góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký thì có thể làm thủ tục giảm vốn điều lệ (thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh).
Như vậy, với những thông tin trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu cho anh A. Tóm lại, bạn nên đưa ra số vốn phù hợp với quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và khả năng tài chính của mình để công ty phát triển tốt trong tương lai. Mong rằng bài viết giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để bắt đầu công ty thành công.
Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!