Thủ tục chia tách doanh nghiệp trong năm 2024 thế nào?

Đức Khôi 29/12/2023
Thủ tục chia tách doanh nghiệp trong năm 2024

Chia tách doanh nghiệp là gì, thủ tục chia tách doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Những thay đổi pháp lý sau khi tách doanh nghiệp là gì? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề này mà khách hàng đặt ra cho chúng tôi. Hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi này dưới bài viết sau của Đức Khôi nhé!

Khái niệm chia tách doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2020, chia tách doanh nghiệp chỉ áp dụng với loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH. Theo Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020, tách công ty là việc công ty TNHH, công ty cổ phần chuyển 1 phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty bị tách để thành lập 1 hoặc 1 số công ty được tách mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.

Các hình thức chia tách doanh nghiệp

Thủ tục chia tách doanh nghiệp không áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Chia tách doanh nghiệp chỉ dành cho loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH. Có 2 hình thức chia tách công ty và công ty có thể lựa chọn 1 trong 2 hoặc cả 2:

  • Tách 1 phần phần vốn góp của thành viên, cổ phần của cổ đông cùng tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp/cổ phần sang doanh nghiệp mới theo tỷ lệ sở hữu trong doanh nghiệp bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho doanh nghiệp mới.
  • Tất cả phần vốn góp của 1 hoặc 1 số thành viên trong công ty TNHH, cổ phần của cổ đông trong công tỷ cổ phần và tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp/cổ phần được chuyển sang doanh nghiệp mới.

Lưu ý: Sau khi hoàn thành thủ tục chia tách doanh nghiệp, doanh nghiệp mới phải thay đổi vốn điều lệ, đăng ký doanh nghiệp các doanh nghiệp mới và thay đổi số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp/cổ phần.

Những thay đổi sau khi tách doanh nghiệp

Chia tách doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, vì vậy sau khi chia tách doanh nghiệp bị chia tách sẽ có một số thay đổi sau:

  • Thay đổi về vốn điều lệ do đã chuyển 1 phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và thành viên/cổ đông cho công ty mới. Vì vậy, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
  • Thay đổi về số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp trong công ty cổ phần, cổ phần trong công ty cổ phần.

Giấy tờ cần có khi thực hiện thủ tục chia tách doanh nghiệp

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong thủ tục chia tách doanh nghiệp là bạn cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà sẽ có những loại giấy tờ khác nhau, cụ thể:

Tách công ty cổ phần

Hồ sơ tách công ty cổ phần gồm có những giấy tờ sau:

  • Nghị quyết, biên bản của họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chia tách công ty.
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
  • Điều lệ công ty được tách và công ty bị tách.
  • Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông.
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên mới.
  • Bản sao chứng thực GCN đăng ký doanh nghiệp của công ty bị tách.

Tách công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Hồ sơ cần có giấy tờ như sau:

Công ty TNHH 1 thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao chứng thực GCN đăng ký doanh nghiệp của công ty bi chia tách.
  • Nghị quyết, quyết định chia tách.
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu là cá nhân.
  • Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu là tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền (nếu có người đại diện theo ủy quyền).

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Nghị quyết, quyết định về việc chia tách.
  • Bản sao biên bản họp hội đồng thành viên về việc chia tách.
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, của thành viên công ty là cá nhân.
  • Giấy tờ pháp lý của thành viên là tổ chức.
  • Bản sao chứng thực GCN đăng ký doanh nghiệp của công ty bị chia tách.
  • Văn bản ủy quyền (nếu có người đại diện theo ủy quyền).

Thủ tục chia tách doanh nghiệp trong năm 2023 như thế nào?

Thủ tục chia tách doanh nghiệp đối với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH về cơ bản là giống nhau, gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Thông qua nghị quyết chia tách doanh nghiệp

Nghị quyết chia tách doanh nghiệp phải có nội dung cơ bản về tên, địa chỉ doanh nghiệp bị tách, tên doanh nghiệp được tách sẽ thành lập, cách thức tách doanh nghiệp, phương án sử dụng lao động, thời hạn thực hiện việc chia tách, quyền và nghĩa vụ khi chuyển từ doanh nghiệp bị tách sang doanh nghiệp được tách,…

Trong vòng 15 ngày kể từ khi thông qua, nghị quyết này phải được gửi đến toàn bộ chủ nợ và thông báo cho người lao động.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ chia tách doanh nghiệp gồm những loại giấy tờ đã được đề cập ở trên. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của bạn mà cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ phù hợp. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Đức Khôi, chúng tôi sẽ tư vấn, cung cấp mẫu tài liệu và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cho bạn, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cần thiết như bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu,….

Bước 3: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty bị tách đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận, xử lý giải quyết hồ sơ là 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cần sửa đổi bổ sung thì Sở kế hoạch đầu tư gửi thông báo và hướng dẫn bằng văn bản cho doanh nghiệp để chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay thế hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả

Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty bị tách đặt trụ sở chính sẽ giải quyết và thực hiện việc chia tách cho doanh nghiệp.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi chia tách

Một điểm đặc biệt bạn cần lưu ý là sau khi thực hiện thủ tục chia tách doanh nghiệp và hoàn tất việc chia tách, doanh nghiệp bị tách và được tách cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm về hợp đồng lao động, nghĩa vụ tài sản, nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp bị tách trừ khi doanh nghiệp mới thành lập, người lao động, chủ nợ, khách hàng của doanh nghiệp bị tách có thỏa thuận khác. Cụ thể dưới đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi chia tách:

  • Phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh về số lượng thành viên và về số vốn điều lệ.
  • Phải chịu trách nhiệm với người lao động bằng cách tiếp tục sử dụng số lao động hiện có tại doanh nghiệp bị tách, đồng thời sửa đổi bổ sung HĐLĐ sao cho phù hợp. Nếu không tiếp tục sử dụng người lao động cũ thì phải có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động. Trường hợp bắt  buộc phải cho người lao động thôi việc thì công ty phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
  • Thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế, nộp hồ sơ quyết toán thuế và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cùng lúc.

Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về thủ tục chia tách doanh nghiệp trong năm 2024 như thế nào? Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận