Thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong năm 2024

Đức Khôi 27/12/2023
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh công ty là loại hình không còn xa lạ đối với chủ sở hữu các doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế như hiện nay thì nhu cầu mở chi nhánh công ty ngày càng nhiều. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm rõ về thủ tục thành lập chi nhánh công ty cũng như những vấn đề cần chú ý khi thành lập chi nhánh. Bài viết dưới đây Đức Khôi sẽ hướng dẫn thủ tục cũng như những thông tin cơ bản nhất về chi nhánh công ty.

Ưu điểm khi thành lập chi nhánh công ty

Trước khi đi tìm hiểu về thủ tục thành lập chi nhánh công ty, thì chúng ta cần phải hiểu chi nhánh công ty là gì và việc thành lập chi nhánh mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành về đặc điểm của chi nhánh, thì lợi ích của việc các doanh nghiệp khi thành lập chi nhánh công ty đó là có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chức năng mà doanh nghiệp mẹ uỷ quyền cho chi nhánh. Kéo theo đó mang lại nhiều lợi nhuận như:

  • Doanh nghiệp có thể thuê trụ sở làm việc, thuê hoặc tiến hành mua các vật dụng, phương tiện cần thiết để chi nhánh của công ty có thể hoạt động tại một nơi khác trụ sở doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ và sản xuất kinh doanh.
  • Có thể tiến hành tuyển dụng lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài để làm việc cho chi nhánh, miễn là tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
  • Có thể thay mặt công ty mẹ ký kết hợp đồng, giao dịch với đối tác và khách hàng tại lãnh thổ Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động của chi nhánh công ty đã được quy định trong giấy phép thành lập chi nhánh, ngoài ra đồng thời phải tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • Có thể tiến hành mở tài khoản ngân hàng bằng đồng Việt Nam hay đồng ngoại tệ tại bất kỳ ngân hàng nào được phép hoạt động tại Việt Nam, nhận các giao dịch thay công ty mẹ, bớt gánh nặng cho công ty mẹ.
  • Ngoài ra chi nhánh còn được sở hữu con dấu riêng mang tên riêng của chi nhánh công ty.
  • Được phép thay mặt công ty mẹ thực hiện các hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa khác phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy có thể thấy, trên thực tế một doanh nghiệp, sau khi hoạt động và phát triển một thời gian sẽ có được uy tín cũng như chỗ đứng nhất định trong giới kinh doanh. Khoảng thời gian này, nhiều doanh nghiệp thường có mong muốn thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh để mở rộng quy mô. Tuy nhiên, so với văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thì chi nhánh có những ưu điểm vượt trội hơn. Đó là do chi nhánh cho phép công ty của doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động buôn bán trong phạm vi do công ty đó uỷ quyền (trừ một số trường hợp pháp luật hiện hành có những quy định khác). Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể giảm bớt gánh nặng kinh doanh, và mở rộng được quy mô kinh doanh tiếp cận được tới nhiều tỉnh thành hơn.

Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Trước khi tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh công ty, chủ sở hữu cần phải chú ý tới những vấn đề sau:

Đặt tên cho chi nhánh công ty

Việc đặt tên chi nhánh cho công ty có quy định cụ thể, do đó chủ sở hữu cần lưu tâm tới những lưu ý đặc biệt về mặt pháp luật (quy định Điều 40, Luật doanh nghiệp 2020) như sau:

  • Tên chi nhánh công ty phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt,  và thêm các chữ cái F,J,Z,W, chữ số cũng như các ký hiệu khác nhau.
  • Tên của chi nhánh công ty phải bao gồm tên doanh nghiệp và kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với một chi nhánh được thành lập mới.
  • Tên chi nhánh công ty sau khi thực hiện xong thủ tục thành lập chi nhánh công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở, được in hoặc viết với khổ chữ hơn tên của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch.

Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh công ty

Theo quy định tại khoản 1, Điều 44, Luật doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp và có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp mẹ. Do đó mà ngành và nghề sản xuất kinh doanh thực tế của chi nhánh phải đúng với ngành nghề của doanh nghiệp mẹ đã đăng ký trước đó.

Lưu ý thời hạn thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh

Nếu bạn cần tiến hành thay đổi những thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, thì cần phải chú ý đến thời gian có thể thực hiện thay đổi. Theo đó thời hạn thay đổi thông tin trên giấy tờ của chi nhánh công ty được quy định là trong vòng 10 ngày theo Khoản 4, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2020.

Làm biển khi thành lập chi nhánh công ty

Sau khi đã thực hiện hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và có được giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, công ty cần phải chú ý tới một số vấn đề sau đó, trong đó bao gồm làm biển và treo tại trụ sở chính của chi nhánh. Nội dung trên biển chi nhánh công ty bao gồm: mã số thuế, tên của chi nhánh, địa chỉ trụ sở chi nhánh.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mới nhất

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thủ tục thành lập chi nhánh sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu về các thông tin cơ bản về chi nhánh công ty

Trước khi đi tìm hiểu về thủ tục thành lập chi nhánh công ty, cá nhân tổ chức là chủ sở hữu của doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những vấn đề cơ bản của chi nhánh công ty cũng như cách thức hoạt động của nó.

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh

Sau khi đã hiểu được những vấn đề pháp lý cơ bản về chi nhánh công ty, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin cơ bản về tên, địa chỉ, người đứng đầu để thực hiện soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập tới cơ quan đăng ký

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ để tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định của nhà nước. Chủ doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể nộp bằng hình thức online hoặc bằng hình thức trực tiếp

Bước 4: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh

Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh. Trường hợp hồ sơ sai và thiếu thì doanh nghiệp tiến hành bổ sung hồ sơ giấy tờ.

Bước 5: Công bố thông tin, khắc dấu chi nhánh công ty

Sau khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty, hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin lên cổng thông tin và khắc dấu công ty theo quy định.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Đức Khôi

Đến với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn đầy đủ và chính xác các quy định của pháp luật hiện hành năm 2024 về hồ sơ, thủ tục cũng như chi phí  thành lập chi nhánh công ty. Theo đó Đức Khôi sẽ hỗ trợ:

  • Tư vấn các Quy định của Pháp luật hiện hành trước, trong và sau khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty.
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh: Đức Khôi sẽ tư vấn các thông tin cơ bản và tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh, sau đó chuyển cho khách hàng ký.
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả: Sau khi khách hàng đã hoàn thành việc ký hồ sơ thành lập chi nhánh và các giấy tờ cần thiết, Đức Khôi sẽ thay mặt Quý khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trao đổi với chuyên viên thụ lý, và tiến hành nhận kết quả, sau đó chuyển cho Quý khách hàng.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty là một trong những vấn đề khó và cũng là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hoạt động tư vấn quy trình thủ tục thành lập chi nhánh công ty cho hàng nghìn doanh nghiệp, nắm rõ các quy định quy trình làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như pháp luật thuế, Đức Khôi là đối tác uy tín, tin cậy nhất để hỗ trợ quý doanh nghiệp tư vấn và thực hiện các thủ tục kèm theo.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận