Chi phí thành lập chi nhánh công ty trọn gói năm 2024

Đức Khôi 27/12/2023
Chi phí thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ tiến hành thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp mẹ, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền để thay mặt sản xuất và kinh doanh. Do đó chi nhánh công ty đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là việc chi phí thành lập chi nhánh công ty. Bài viết dưới đây Đức Khôi sẽ đưa ra những thông tin cơ bản nhất về vấn đề trên.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

Trước khi đi vào thủ tục và tìm hiểu chi phí thành lập chi nhánh công ty, thì doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề cần thiết để thành lập chi nhánh công ty. Bao gồm các vấn đề sau:

Điều kiện về tư cách hoạt động của chi nhánh

Để có thể tiến hành thành lập chi nhánh công ty thì chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải thành lập công ty mẹ trước. Sau khi chủ sở hữu được có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới có thể thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh. Do đó, không thể thực hiện thủ tục tiến hành thành lập chi nhánh cùng với thủ tục thành lập công ty.

Điều kiện về tên chi nhánh công ty

Tên chi nhánh công ty phải được viết bằng các chữ cái được quy định trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, có thể sử dụng thêm chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh công ty phải bao gồm tên công ty kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với trường hợp mở chi nhánh. Ví dụ: Tên công ty là: Công ty TNHH Đức Khôi thì tên chi nhánh bắt buộc phải có cụm từ: Chi nhánh công ty TNHH Đức Khôi tại…….

Ngoài sử dụng tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của công ty, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Điều kiện trụ sở chính chi nhánh công ty

Trụ sở chính của chi nhánh được hiểu là địa điểm tiến hành liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định cụ thể bao gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc ở các vùng nông thôn thì cần thể hiện rõ thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra phải có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Doanh nghiệp có quyền tiến hành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể thực hiện mở và đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh chi nhánh công ty

Ngành, nghề sản xuất kinh doanh của chi nhánh phải được đăng ký đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mẹ đã đăng ký trước đó.

Theo đó, chi nhánh công ty chỉ được đăng ký các ngành nghề mà công ty có đăng ký.

Xem thêm: Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trong năm 2024 cần những gì?

Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh công ty

Người đứng đầu đại diện chi nhánh phải là cá nhân và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; Có thể lưạ chọn là người khác hoặc thành viên công ty.

Người đứng đầu chi nhánh công ty không thuộc trường hợp người hiện đang bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế và trên cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Lựa chọn loại hình hoạt động của chi nhánh công ty

Chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký theo hình thức hạch toán chi nhánh công ty dưới hình thức độc lập hoặc phụ thuộc. Điểm chung của hai loại hình chi nhánh này là cả hai hình thức chi nhánh này đều không có pháp nhân. Cả hai đều có quyền phát sinh hoạt động sản xuất và kinh doanh, được xuất hóa đơn VAT độc lập với công ty mẹ.

Tuy nhiên hai loại hình này đều phải đóng thuế môn bài, mức phí môn bài hiện nay là 1.000.000đồng/năm. Hoạt động theo nội dung phạm vi ủy quyền và phân công từ phía công ty mẹ. Tuy nhiên, mỗi hình thức có sự khác nhau cụ thể liên quan đến báo cáo thuế.

Trường hợp thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập thì chi nhánh của công ty cần phải chủ động xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế. Chi nhánh công ty theo hình thức này phải chịu trách nhiệm tiến hành kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ cũng như các chi nhánh khác trong cùng công ty đó.

Phòng kế toán hay bộ phận thực hiện chức năng kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán riêng biệt theo Luật kế toán.

Ưu nhược điểm khi thành lập chi nhánh công ty

Bên cạnh chi phí thành lập công ty chi nhánh công ty thì ưu và nhược điểm của chi nhánh công ty cũng được nhiều người quan tâm.

Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh là chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế. Chi nhánh cũng có thể lựa chọn kê khai tiến hành nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu chủ sở hữu công ty đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho việc mở rộng hoạt động của công ty,  khách hàng của công ty khi cần sử dụng dịch vụ hoặc mua hàng hoá của công ty chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp nơi trụ sở chính của công ty đó. Do nhu cầu phát triển và mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh công ty là một trong những nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công ty khi tiến hành thành lập chi nhánh sẽ phát sinh vấn đề đó là thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán độc lập, cuối năm chi nhánh cần tự mình lập báo cáo tài chính cho hoạt động của mình. Hiện nay, bên cạnh thành lập chi nhánh thì doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức địa điểm kinh doanh. Theo đó loại hình có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh mà không cần thực hiện các vấn đề liên quan kê khai thuế hàng quý, hàng năm. Do đó, nếu công ty không có ý định thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có thể lựa chọn việc thành lập địa điểm kinh doanh để thay thế.

Xem thêm: Quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong năm 2024 như thế nào?

Các loại thuế và chi phí thành lập chi nhánh công ty

Lệ phí môn bài

Chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán độc lập: Tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh nơi mình đặt chi nhánh

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Trường hợp chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc, địa chỉ chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính của công ty. Trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính của công ty thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.

Lưu ý:

Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-C do Chính phủ ban hành, khi tiến hành thành lập chi nhánh công ty cùng năm với thành lập công ty thành lập, thì chi nhánh đó cũng được miễn lệ phí môn bài.

Thuế Giá trị gia tăng

Bên cạnh lệ phí môn bài, thì chi phí thành chi nhánh công ty sau khi có giấy chứng nhận mà doanh nghiệp cần chú ý đó là thuế giá trị gia tăng,

Kê khai và nộp thuế GTGT tại địa điểm đặt chi nhánh của công ty, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:

  • Chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán độc lập,
  • Chi nhánh có trụ sở khác tỉnh với trụ sở chính:

Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu chi nhánh đó thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:

  • Chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc;
  • Trong quá trình kinh doanh không phát sinh doanh thu, hoặc chi nhánh nằm cùng tỉnh với trụ sở chính.

Trường hợp chi nhánh có con dấu, cũng như tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa và kinh doanh dịch vụ, thì chi nhánh công ty cần tiến hành kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cũng như thuế giá trị gia tăng đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Đức Khôi về chi phí thành lập chi nhánh công ty. Đây là một trong những vấn được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bên cạnh những vấn đề trên, chi phí thành lập chi nhánh công ty còn bao gồm thuế thu nhập doanh, lệ phí mở chi nhánh cho nhà nước.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận