Cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Đức Khôi 29/12/2023
Cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Khách hàng ở Thanh Hóa gửi câu hỏi đến Đức Khôi như sau: Chào các luật sư của Đức Khôi, tuần trước tôi sơ suất làm mất giấy phép văn phòng đại diện của thương nhân ở nước ngoài trong chuyến du lịch cùng gia đình, tôi xin hỏi luật sư là những trường hợp nào được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài? Những thủ tục xin cấp lại giấy phép có phức tạp không và trình tự ra sao? Rất mong được các luật sư phản hồi, tôi xin xin chân thành cảm ơn!

Với câu hỏi trên của khách hàng, Đức Khôi sẽ trả lời qua bài viết dưới đây. Quý khách hàng hãy cùng theo dõi để có câu trả lời nhé!

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

  • Theo đó, thương nhân nước ngoài được hiểu là thương nhân được đăng ký kinh doanh và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, được pháp luật Việt Nam công nhận
  • Thương nhân nước ngoài được phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam và cần cam kết thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực hiện theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được hiểu là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài. Văn phòng đại diện này được thành lập với mục đích tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động thương mại trong điều kiện pháp luật Việt Nam cho phép.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện để cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện

  • Thương nhân nước ngoài được đăng ký hoặc thành lập văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật quốc gia tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên
  • Thương nhân phải hoạt động ít nhất 1 năm từ ngày đăng ký hoặc thành lập văn phòng đại diện
  • Với trường hợp giấy đăng ký kinh doanh có quy định thời gian hoạt động thì phải còn hạn ít nhất là 1 năm từ ngày nộp hồ sơ
  • Việc hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế
  • Trong trường hợp hoạt động của văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam  thì việc thành lập văn phòng đại diện cần có sự chấp thuận của Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý.

Điều kiện về số lượng

Mỗi thương nhân nước ngoài chỉ được phép thành lập 1 văn phòng đại diện có cùng tên trong phạm vi một tỉnh, thành phố

Điều kiện về trụ sở

  • Địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải phù hợp và cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cũng như điều kiện về an ninh, trật tự của pháp luật
  • Văn phòng đại diện không cho thuê hay cho mượn lại trụ sở

Điều kiện về tên

  • Tên của văn phòng đại diện phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “văn phòng đại diện”
  • Tên của văn phòng đại diện phải gắn với trụ sở văn phòng đại diện, tân cần được viết hoặc in với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các tờ giao dịch hoặc hồ sơ, tài liệu.

Những trường hợp nào được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?

Quy định tại về các trường hợp cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định như sau:

  • Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trong các trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện từ một thành phố, tỉnh trực thuộc trung ương hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý
  • Trường hợp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bị hư hỏng, hủy hoại hoặc bị mất dưới mọi hình thức

Với trường hợp bị mất giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì hoàn toàn được cấp lại giấy phép.

Hồ sơ xin lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Trường hợp cấp lại thì quý khách cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo mẫu của Bộ Công Thương. Theo đó, cần có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài
  • Thông báo cụ thể về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện gửi cho cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đến
  • Bản sao giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã được cấp từ trước đó
  • Những tài liệu dự kiến về việc đặt trụ sở văn phòng đại diện – nơi dự tính sẽ chuyển đến theo quy định

Với trường hợp đã làm mất giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì bạn cần chuẩn bị một số loại tài liệu sau: Giấy phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương, đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài gồm những bước nào?

Theo đó, để được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cần thực hiện những bước sau:

  • Thương nhân nước ngoài cần thực hiện các thủ tục cấp lại giấy phép trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thông báo chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện
  • Thương nhân nước ngoài cần nộp hồ sơ trực tiếp qua đường bưu điện. Tuy nhiên nếu không thể nộp trực tuyến thì thương nhân có thể nộp trực tuyến đến cơ quan cấp giấy phép
  • Từ ngày nhận được hồ sơ thì trong vòng 3 ngày làm việc cơ quan cấp giấy phép sẽ tiến hành kiểm tra, nếu hồ sơ thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi. Theo đó, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện tối đa 1 lần
  • Thời hạn 5 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan cấp giấy phép cần tiến hành cấp lại giấy phép cho văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp không cấp lại thì cần nêu rõ lý do không cấp cho thương nhân nước ngoài được biết.

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam của Đức Khôi.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, Đức Khôi tự tin có thể hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, Đức Khôi cam kết:

  • Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam theo yêu cầu của pháp luật cũng như mong muốn của khách hàng
  • Xin cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
  • Đăng ký cấp giấy chứng nhận mẫu dấu cũng như con dấu cho văn phòng đại diện
  • Đăng ký hoàn thành thủ tục cấp thông báo mã số thuế cho văn phòng đại diện
  • Hoàn thành thủ tục cấp thông báo mã số thuế
  • Tư vấn các thủ tục liên quan sau khi thành lập văn phòng đại diện
  • Kê khai lao động, nhân sự của văn phòng đại diện với cơ quan bảo hiểm xã hội cũng như Sở công thương
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý đại diện cho văn phòng quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận