Con chết sau cha mẹ có được hưởng thừa kế hay không?? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang thắc mắc. Hãy cùng Việt Mỹ đi tìm hiểu về vấn đề này nha.
Có nhiều câu hỏi đặt ra như: Cha mẹ mất quyền thừa kế sẽ thuộc về ai?
Có hai trường hợp sẽ xảy ra khi bố mẹ mất trước con cái là :
- Bố mẹ mất có để lại di chúc
- Bố mẹ mất không có di chúc
Đối với trường hợp đầu tiên là bố mẹ mất có để lại di chúc
Trường hợp này thì đương nhiên tài sản của cha mẹ để lại sẽ được chia theo ý nguyện của người mất là chia theo di chúc. Trong trường hợp bố mẹ mất có di chúc thì phải theo ý nguyện của người mất là chia số di sản theo di chúc của người mất để lại. Nhưng có một số trường hợp cần lưu ý là trong di chúc của người mất để lại không có tên của người được hưởng di sản mà vẫn được hưởng.
Vì một số lý do cá nhân mà người lập di chúc không để lại di sản cho một số người thân quản lý hay truất quyền thừa kế di sản của người thân. Chính vì lý do đó, pháp luật có những quy định riêng:
- Những người không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng di sản hay nhưng người được hưởng phần di sản mà ít hơn hai phần ba của một suất đó là: Vợ, chồng, cha, mẹ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Những người này dù trong bản di chúc không có tên được hưởng thừa kế thì họ vẫn được ít nhất hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
- Người không có quyền được hưởng di sản là những người bị tòa kết án về hành vi cố ý xâm hại đến tính mạng sức khỏe của người khác, có những hành vi ngược đãi dã man nghiêm trọng .
- Người có hành vi cưỡng ép , uy hiếp người lập di chúc
Vậy 2/3 một suất này tính như thế nào?
Để xác định 2/3 một suất thừa của một người được hưởng thừa kế theo pháp luật như nào thì chúng ta phải đi tính một suất thừa kế theo pháp luật là bao nhiêu.
Đầu tiên ta cần phải biết rõ tổng giá trị di sản của người thừa kế để lại sau đó đến tổng số lượng người được hưởng di sản đó là bao nhiêu người.
Ta có công thức tính:
Một suất thừa kế của một người được hưởng thừa kế theo pháp luật = Tổng giá trị di sản thừa kế ÷ tổng số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp.
Khi biết tổng di sản của một suất được hưởng theo pháp luật là bao nhiêu thì ta có thể đi tính 2/3 của một là :
Di sản được hưởng = 2/3 × (Tổng giá trị di sản thừa kế ÷ tổng số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp )
Chú thích:
- Tổng giá trị di sản: Đây là phần giá trị di sản thừa kế còn lại sau khi đã đã chi trả ,thanh toán hết các phần phí liên quan như phí mai táng, nợ…
- Tổng số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp: Là những người thừa kế trong cùng một hàng, có thể là hàng thứ nhất , hàng thừa kế thứ hai hoặc hàng thừa kế thứ ba.
Chú ý: Những người vừa nêu trên vẫn có thể được hưởng di sản nếu người lập di chúc biết rõ về hành vi trái pháp luật nhưng vẫn muốn cho người đó hưởng di sản theo di chúc.
Đối với trường hợp là bố mẹ mất không có di chúc thì tài sản của bố mẹ sẽ được chia theo pháp luật. Chia theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế.
Trong luật quy định chia di sản theo pháp luật sẽ chia theo hàng thừa kế. Mà hàng thừa kế gồm có ba hàng:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ hoặc chồng,cha ruột, mẹ ruột hoặc cha nuôi, mẹ nuôi của người chết. Sau đó là con đẻ và con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu nội, cháu ngoại của người chết.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ ngoại, cụ nội, các chú ruột, các bác ruột, các dì ruột, các cô ruột và cậu ruột của người chết. Bên cạnh đó còn có chắt ruột hoặc cháu ruột nếu người mất là chú ruột,bác ruột, cô,dì ruột, cậu ruột hoặc cụ nội, cụ ngoại của người cháu thừa kế đó.
Di sản thừa kế sẽ được chia theo hàng, từ hàng thứ nhất tới hàng thứ ba. Chỉ khi hàng thứ nhất không có ai thì di sản mới chia cho hàng hai. Tương tự, hàng thừa kế hai không còn ai thì sẽ tiếp tục chia cho hàng thứ ba. Trường hợp cả ba hàng không còn ai thì di sản này sẽ thuộc về Nhà nước.
Tài sản sẽ được chia đều cho các thành viên trong cùng hàng thừa kế. Như vậy, các thành viên trong cùng một hàng thừa kế sẽ được nhận phần di sản là như nhau.
Lưu ý về thời hiệu:
Với di sản mà người mất để lại là bất động sản thì sẽ có thời hiệu (Thời hiệu là khoảng thời hạn do pháp luật quy định mà khi thời hạn kết thúc thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do pháp luật quy định)để người thừa kế xác nhận sau 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Và 10 năm để người thừa kế xác nhận đối với động sản. Trường hợp nếu không có ai xác nhận thừa kế thì số di sản đó thuộc về người nắm giữ quản lý di sản đó. Nếu người nắm giữa di sản mà từ chối nhận quản lý thì số di sản đó thuộc về Nhà nước.
Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về con chết sau cha mẹ có được hưởng thừa kế. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!