Khởi nghiệp, đầu tư trong và ngoài nước được nhiều người lựa chọn, vì vậy việc nắm bắt kỹ các loại hình doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết để lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Bài viết dưới đây của Đức Khôi sẽ thông tin chi tiết đến bạn 4 loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé!
Và giờ thì cùng Khôi tìm hiểu Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay ha!
Trước hết là về loại hình…
Công ty cổ phần
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là công ty có ít nhất 2 thành viên và không hạn chế số lượng thành viên. Công ty cổ phần có đặc điểm sau:
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận GCN đăng ký doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
- Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu, chứng khoán để huy động vốn.
- Cổ đông sở hữu cổ phần, cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp.
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ khi pháp luật có quy định khác theo khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Về mặt công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Công ty TNHH gồm 2 loại hình đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng.
Công ty TNHH 1 thành viên
Định nghĩa về công ty TNHH 1 thành viên được quy định trong Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, công ty TNHH 1 thành viên là công ty do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu. Đặc điểm của loại hình công ty này:
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ về các nghĩa vụ tài sản, khoản nợ bằng tất cả tài sản của mình góp vào công ty.
- Do 1 cá nhân/tổ chức làm chủ, không có quyền phát hành cổ phần nhưng được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận GCN đăng ký kinh doanh.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 2 thành viên trở lên là công ty có từ 2 – 50 thành viên là cá nhân, tổ chức. Hiện nay, công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là:
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận GCN đăng ký kinh doanh.
- Không có quyền phát hành cổ phần nhưng được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Các thành viên chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản cũng như các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp trừ khi pháp luật có quy định khác.
Doanh nghiệp tư nhân
Như tên gọi, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và phải tự mình chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:
- Không được phát hành cổ phần, trái phiếu hay loại chứng khoán nào khác.
- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu DNTN không được cùng lúc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ kinh doanh.
- Chủ sở hữu DNTN có quyền quyết định đối với tất cả hoạt động của DNTN, có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc/Tổng Giám đốc để quản lý.
- Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho DNTN giải quyết mọi công việc liên quan trước Trọng tài, Tòa án,…
Công ty hợp danh
Một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam không thể không nhắc tới công ty hợp danh. Đây là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên cùng là chủ sở hữu chung và kinh doanh dưới 1 tên công ty chung. Hai thành viên này được gọi là thành viên hợp danh, ngoài ra công ty hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn. Đặc điểm của công ty hợp danh:
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận GCN đăng ký kinh doanh.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn cam kết góp.
- Không được phát hành cổ phần, trái phiếu hay loại chứng khoán nào khác.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong năm 2024 như thế nào?
Thủ tục thành lập công ty năm 2023 gồm 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau:
- Công ty cổ phần: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách cổ đông sáng lập, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người sáng lập và người đại diện theo pháp luật, bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức nếu tổ chức là thành viên sáng lập, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của người sáng lập.
- Công ty TNHH: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên là cá nhân, bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên là tổ chức, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
- Công ty hợp danh: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên.
- Doanh nghiệp tư nhân: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/ hộ chiếu của người làm chủ doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí
Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, bạn nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính và nộp 1 khoản lệ phí nhất định theo quy định của từng nơi.
Bước 3: Nhận GCN đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 3 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp đến nhận GCN đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Đăng bố cáo
Sau khi nhận GCN đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký công ty. Nếu đã nộp lệ phí thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thay mặt công ty đăng bố cáo.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp toàn quốc hiện nay
Hiện tại, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam như đã phân tích ở trên. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc điểm riêng. Dựa vào những đặc điểm này mà bạn có thể nhận thấy từng ưu điểm và nhược điểm riêng để lựa chọn thành lập doanh nghiệp sao cho phù hợp. Thực tế cho thấy có khá nhiều người lựa chọn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bởi đây là doanh nghiệp có quy mô vừa phải, quản lý không quá phức tạp. Trong quá trình hoạt động bạn muốn phát triển công ty với quy mô lớn hơn và tham gia chứng khoán thì hoàn toàn có thể chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần.
Bạn đang mong muốn thành lập công ty một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tối ưu nhất thì bạn có thể liên hệ Đức Khôi. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực luật và kế toán, đội ngũ nhân sự hùng mạnh dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn, Đức Khôi nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn khách hàng.
- Bộ hồ sơ thành lập Công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tặng con dấu tròn Công ty
- Tặng dấu chức danh của người đại diện
- Biển Mica Công ty
- Tặng 100 số hóa đơn điện tử
- Miễn phí mở tài khoản ngân hàng (được chọn số đẹp)
- Chữ ký số (3 năm)
- Hỗ trợ nộp tờ khai thuế môn bài
- Tư vấn bảo hộ thương hiệu
- Giảm 5% khi sử dụng dịch vụ thứ 2
Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về 4 loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!