Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế thế nào đúng luật?

Đức Khôi 16/12/2023
Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là một trong các loại hình cơ bản của hợp đồng dân sự, được ký kết bởi các thương nhân với nhau trong hợp tác phát triển kinh tế. Các bên thỏa thuận với nhau được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế hay còn hiểu là hợp đồng thương mại là một trong những văn bản pháp lý làm chứng về sự thỏa thuận của các bên khi thực hiện công việc giữa hai bên. Hiện nay, liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại năm 2005. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật đến quý bạn đọc thông tin về đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là một khái niệm được quy định tại Pháp lệnh số 24-LCT/HDDNN về hợp đồng kinh tế. Theo đó, hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Giao dịch về kinh tế bản chất là một giao dịch dân sự, tức nó là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong quan hệ kinh tế với nhau, có thể là thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh.

Văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh loại hợp đồng này chính là Luật thương mại năm 2005 dưới tên gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng thương mại. Bởi vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế là một bên thương nhân còn lại trong hợp đồng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn các bên thỏa thuận mà không có sự đồng thuận với bên còn lại. Trường hợp này, bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phải chịu nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Luật ký hợp đồng lao đông 2024 tư vấn miễn phí 24/24

Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế

Căn cứ vào Điều 428, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, từ quy định này, chúng ta có thể chia 02 trường hợp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế là:

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế không phải bồi thường
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế phải bồi thường

Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế không phải bồi thường

  • Đối tượng áp dụng: Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
  • Điều kiện thực hiện: Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng kinh tế.

Khi hai bên ký kết hợp đồng làm xác lập quan hệ với nhau thì cần phải thỏa thuận về Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp. Tại các nội dung này, các bên phải ghi rõ những trường hợp nào đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế thì không cần phải bồi thường hoặc rơi vào trường hợp của điều khoản nào, luật nào thì không cần phải bồi thường hợp đồng kinh tế.

Xem thêm: Luật lao đông về nghỉ việc trong năm 2024 như thế nào?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế phải bồi thường

Đối tượng áp dụng: Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không có thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng trước nhưng không phải bồi thường hoặc khi chấm dứt hợp đồng nhưng không thông báo hoặc thông báo trê để gây thiệt hại cho bên còn lại.

Với trường hợp này, bên bị thiệt hại khi bên kia chấm dứt hợp đồng kinh tế được bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường và chịu phạt vi phạm vi hợp đồng kinh tế thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm

Mức bồi thường được xác định như sau:

Đối với trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác => Điều này được hiểu rằng, khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế thì đồng nghĩa bên đó vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành công việc được giao theo thỏa thuận. Do đó, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành quy định khác.

Ngoài mức bồi thường toàn bộ thiệt hại thì người bị đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại => Điều này được hiểu rằng, ngoài mức bồi thường toàn bộ thiệt hại thì còn có thể bồi thường các thiệt hại dự tính trong tương lai, điều mà đáng lẽ ra mình được nhận hoặc các phí dịch vụ phát sinh để hoàn thành các công việc đó. Đây là một mức bồi thường độc lập, phát sinh ngoài hợp đồng cho nên với trường hợp này, số tiền đền bù hợp đồng khi đơn phương có thể cao hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương ca đêm 12 tiếng chi tiết

Thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng kinh tế

Đối với hợp đồng kinh tế thường là hợp đồng có giá trị lớn và các bên thường thỏa thuận phạt vi phạt để quy định bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Mức phạt hợp đồng thường do các bên thỏa thuận nhưng đối với pháp luật chuyên ngành về thương mại thì không quá 8%.

Chỉ áp dụng việc phạt vi phạm nếu trong hợp đồng kinh tế, các bên có thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận thì không áp dụng phạt vi phạt. Đồng thời, các bên của hợp đồng kinh tế thì các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Các trường hợp được miễn trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế

Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi ở trong 04 trường hợp sau:

  • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng kinh tế
  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng là sự kiện khách quan, bất khả kháng mà đã dùng mọi biện pháp nhưng không cứu vãn được hậu quả
  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia gây ra thiệt hại cho bên vi phạm
  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Để được xác định là miễn trách nhiệm thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Toàn bộ các nội dung trên đây là cập nhật của Đức Khôi về đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế. Có thể nói, hợp đồng kinh tế là hợp đồng phổ biến trong kinh doanh mà trước khi ký kết, các bên cần phải tìm hiểu kỹ quy định pháp luật và thỏa thuận những mấu chốt cơ bản. Khi có nhu cầu tìm hiểu về nội dung này, liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận