Luật lao đông về nghỉ việc trong năm 2024 như thế nào?

Đức Khôi 16/12/2023
Luật lao đông về nghỉ việc trong năm 2024

Luật lao đông về nghỉ việc chính được hiểu cách khác là chấm dứt hợp đồng lao động. Nội dung này được quy định tại Điều 34, Mục 3, Chương III, Bộ luật lao động năm 2019. Để được nghỉ việc, trước đó các bên đã phải giao kết hợp đồng lao động với nhau mới phát sinh quyền của các bên. Nghỉ việc trong bài viết dưới đây được hiểu là hợp đồng lao động chấm dứt và các bên không còn nghĩa vụ với nhau. Bộ luật lao động năm 2019 quy định về 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau.

Mục Lục

Luật lao động về nghỉ việc khi hết hạn hợp đồng lao động các bên đã thỏa thuận

Lưu ý, nghỉ việc khi hết hạn hợp đồng lao động:

  • Không áp dụng với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ => Trường hợp đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì phải tiến hành gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ
  • Chỉ áp dụng cho hợp đồng lao động xác định thời hạn
  • Không áp dụng cho hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Giống như các hợp đồng khác, khi hết thời hạn đã thỏa thuận, hai bên có thể ký tiếp hoặc ngừng gia hạn hợp đồng tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn. Nếu hết hạn, các bên không gia hạn thì hợp đồng sẽ chấm dứt mà người lao động không cần báo trước.

Luật lao động về nghỉ việc khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

Công việc theo hợp đồng lao động là những công việc theo thỏa thuận mà người lao động sẽ phải làm việc tại công ty. Thông thường, khi ký kế hợp đồng lao động sẽ có bảng danh mục công việc với từng vị trí.

Đối với việc chấm dứt hợp đồng lao động khi đã hoàn thành công việc thường hay áp dụng cho hợp đồng mang tính thời vụ.

Luật lao động về nghỉ việc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Các thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng thuộc về ý chí của các bên những không được rơi vào trường hợp cấm chấm dứt hợp đồng lao động hay văn bản chuyên ngành khác.

Người lao động có thể nghỉ việc nếu thuộc các trường hợp đã thỏa thuận được phép nghỉ việc.

Luật lao động về nghỉ việc khi người lao động bị áp dụng chế tài hình sự

Đây là trường hợp người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do do thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Luật lao động về nghỉ việc khi người lao động nước ngoài nghỉ việc

Đây là điều khoản áp dụng cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc trục xuất được hiểu là việc người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam và không được nhập cảnh vào Việt Nam nữa. Do đó, với những trường hợp này thì người lao động nước ngoài phải nghỉ việc tại Việt Nam và về nước.

Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

Đây là trường hợp một bên của hợp đồng lao động không còn hoặc không đủ tư cách để ký hợp đồng lao động. Thông thường các trường hợp này có thể xảy ra nếu bị tai nạn, sự kiện bất khả kháng, bệnh mà người lao động chết, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

Hợp đồng lao động phải là ký kết giữa 02 chủ thế, nếu việc người lao động có thể chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì bên phía người sử dụng lao động cũng có thể có trường hợp này.

Bởi vậy, người lao động có thể nghỉ việc nếu người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Người lao động nghỉ việc khi bị xử lý kỷ luật sa thải.

Xử lý kỷ luật sa thải cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động bởi có khả năng giảm thiểu việc tìm kiếm việc làm trong tương lai. Khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì phải nghỉ việc.

Người lao động nghỉ việc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động báo trước hoặc không báo trước căn cứ vào loại hợp đồng lao động đã ký kết là xác định thời hạn hay không xác định thời hạn hoặc vào trường hợp cụ thể.

Hiện nay, bộ luật lao động năm 2019 đã bảo vệ người lao động hơn, đặc biệt là lao động nữ trong việc có thể nghỉ việc nếu cảm thấy quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc cảm thấy việc làm không đáp ứng được nhu cầu của mình nữa.

Người lao động nghỉ việc khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nếu như người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động cũng có thể. Khi người lao động không thực hiện đúng công việc và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng lao động, do nhu cầu kinh doanh bị cắt giảm và giải thể đơn vị,… (Điều 36, Bộ luật lao động năm 2019) thì người lao động cũng nghỉ việc.

Trong các trường hợp này, người sử dụng lao động phải báo trước để người lao động được biết.

Người lao động nghỉ việc khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc

Người lao động chỉ nghỉ việc theo quy định về người sử dụng lao động cho thôi việc trong 02 trường hợp:

Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế => Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

Với các trường hợp này, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ chứng minh và nếu làm ảnh hưởng đến nhiều người lao động thì phải xây dựng phương án sử dụng lao động được chấp thuận.

Người lao động nghỉ việc khi giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Có 08 trường hợp khi giấy phép lao động hết hiệu lực mà người lao động phải nghỉ việc:

  • Giấy phép lao động hết thời hạn.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
  • Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
  • Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
  • Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
  • Giấy phép lao động bị thu hồi.

Người lao động nghỉ việc khi thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Trước khi trở thành nhân sự chính thức, các bên có thể được thử việc trong thời gian không quá 60 ngày và phải thỏa thuận bằng hợp đồng.

Do đó, nếu như hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc thì người lao động cũng nghỉ việc.

Trên đây là toàn bộ nội dung của Đức Khôi biên soạn cho câu hỏi Quy định của luật lao động về nghỉ việc như thế nào. Để được hỗ trợ các nội dung khác liên quan về lao động, liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận