Hộ kinh doanh cá thể có cần con dấu hay không?

Đức Khôi 05/01/2024
hộ kinh doanh cá thể có cần con dấu hay không

Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn. Ngoài việc quản lý đơn giản thì hộ kinh doanh cũng có vốn ít và dễ thu hồi vốn hơn các loại hình khác. Khi mới thành lập, có rất nhiều người thắc mắc về việc hộ kinh doanh cá thể có cần con dấu hay không? Việc sử dụng con dấu của hộ kinh doanh được dùng như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Đức Khôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin chi tiết về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể được hiểu là hộ gia đình hoặc cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định, không có con dấu, không thường xuyên thuê lao động, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho các cá nhân nộp hồ sơ.

Con dấu là gì?

Con dấu chính là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, đăng ký và được sử dụng để đóng trên các giấy tờ, văn bản của cơ quan, chức danh nhà nước

Con dấu quy định tại Nghị định này gồm có con dấu có hình Quốc huy, con dấu dấu không có hình biểu tượng, con dấu có hình biểu tượng được sử dụng dưới dạng dấu nổi, dấu lướt, dấu xi, dấu thu nhỏ..

Theo quy định thì con dấu chính là loại phương tiện của các tổ chức, cơ quan dùng để đóng vào các văn bản thể hiện được ý chí cũng như sự đồng tình của tổ chức đó trên các văn bản được đóng dấu. Để được cấp con dấu thì các cơ quan buộc phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan có thẩm quyền về hình dáng cũng như nội dung của con dấu.

Vậy, hộ kinh doanh cá thể có cần con dấu hay không? quy định về con dấu đối với hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là cá nhân, nhóm hoặc hộ gia đình chỉ được sử dụng 10 lao động và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cũng chỉ được đăng ký 1 địa điểm kinh doanh cố định.

Do đó, hộ kinh doanh cá thể không được làm con dấu pháp nhân như loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo như quy định của pháp luật. Theo đó, nếu hộ kinh doanh tự ý khắc dấu tròn trong giao dịch nội bộ thì đều vi phạm pháp luật, hành vi này có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính

Tuy vậy, các hộ kinh doanh muốn khắc dấu thì vẫn có thể sử dụng dấu logo, dấu vuông, dấu chữ ký nhằm mục đích cung cấp thông tin của hộ kinh doanh. Việc sử dụng con dấu này không cần trình báo với cơ quan chức năng và cũng không cần đăng ký sử dụng con dấu

Với câu hỏi: Hộ kinh doanh có được dùng con dấu hay không? Câu trả lời là có nhưng dấu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin mà không có giá trị pháp lý. Con dấu này cũng có thể thay thế phần chữ ký mà không có dấu tròn thể hiện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Mẫu con dấu của hộ kinh doanh cá thể

Theo đó, mẫu hộ kinh doanh cá thể cần có ba thông tin cơ bản sau:

  • Tên hộ kinh doanh
  • Mã số thuế
  • Địa chỉ hộ kinh doanh

Theo đó, dấu tròn là dấu theo quy định là dấu pháp nhân và chỉ được dùng cho doanh nghiệp nên hộ kinh doanh sẽ không được dùng con dấu tròn. Tuy nhiên, hộ kinh doanh có thể dùng các con dấu khác thể hiện thông tin nhằm mục đích cung cấp thông tin cho khách hàng.

Mục đích sử dụng con dấu của hộ kinh doanh cá thể

Con dấu của hộ kinh doanh cá thể được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi hộ kinh doanh cần xuất hóa đơn bán hàng mua ở cơ quan thuế quản lý thì cần có con dấu mã số thuế để đóng vào hóa đơn
  • Vị trí đóng dấu là ngay trên tờ thông tin của bên bán hàng

Quy định của pháp luật về con dấu

  • Sử dụng con dấu cần nắm rõ các quy định sau:
  • Dấu đóng phải ngay ngắn, rõ ràng, đúng chiều và đúng mực dấu màu đỏ theo như quy định
  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì phải trùm lên khoảng ⅓ chữ ký về phía bên trái
  • Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính, dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần lên tổ chức, cơ quan hoặc tiêu đề phụ
  • Việc đóng dấu giáp lai hoặc dấu treo, dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu tổ chức, cơ quan quy định
  • Dấu giáp lai được đóng vào giữa mép phải của văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu đóng tối đa 5 văn bản
  • Khi con dấu đang dùng bị mòn, biến dạng hoặc hỏng hoặc có thay đổi tên hoặc tổ chức thì cần thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu, nộp lại giấy chứng nhận và con dấu đăng ký mẫu con dấu trước đó cho cơ quan cấp mẫu con dấu.

Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về hộ kinh doanh cá thể có cần con dấu hay không. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận