Chi phí thành lập địa điểm kinh doanh 2024 bao nhiêu?

Đức Khôi 26/12/2023
Chi phí thành lập địa điểm kinh doanh 2024

Hiện nay địa điểm kinh doanh đang là lựa chọn của nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp với ưu điểm nhanh chóng, thủ tục đơn giản và việc quản lý vận hành cũng gọn nhẹ. Bên cạnh hồ sơ thủ tục thì chi phí thành lập địa điểm kinh doanh là vấn đề nhiều người chú ý. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những chi phí cơ bản nhất khi mở địa điểm kinh doanh cần phải chú ý.

Địa điểm kinh doanh được hiểu là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về chi phí thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hiểu thế nào là địa điểm kinh doanh và phân biệt được nó với chi nhánh cũng như văn phòng đại diện.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Địa điểm kinh doanh được hiểu là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể thực hiện mở ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.

Như vậy, từ ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ 10/10/2018 thì đã bãi bỏ việc chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty, doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ nơi doanh nghiệp đã đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục tiến hành thành lập chi nhánh trước rồi mới thực hiện lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính theo như trước đây.

Đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có những đặc điểm kinh doanh sau:

  • Là một đơn vị phụ thuộc của công ty, doanh nghiệp, do đó địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân cũng như không có con dấu riêng.
  • Hạch toán phụ thuộc, phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp công ty mẹ.
  • Là nơi doanh nghiệp có thể tiến hành một hoặc một số hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp chính.
  • Địa điểm kinh doanh không có chức năng có thể đại diện theo ủy quyền để giao dịch trao đổi cho doanh nghiệp giống như chi nhánh.

Như vậy có thể thấy bên cạnh việc gọn nhẹ dễ quản lý, thì địa điểm kinh doanh cũng có một số nhược điểm nhất định. Do đó tùy vào nhu cầu cũng như chi phí thành lập địa điểm kinh doanh mà chủ sở hữu có thể lựa chọn loại hình này hoặc mở chi nhánh hay văn phòng đại diện.

Hồ sơ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Bên cạnh chi phí thành lập địa điểm kinh doanh thì hồ sơ cũng như thủ tục thành lập là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm:

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó ký).
  • Bản gốc Giấy tờ hợp lệ sau đây bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
  • Giấy ủy quyền cho một cá nhân khác về việc thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty (Trường hợp người đại diện theo pháp luật tiến hành ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ và nhận kết quả).
  • Bìa hồ sơ thành lập địa điểm (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

Theo đó trong giấy thông báo thành lập địa điểm kinh doanh gồm các nội dung sau:

  • Mã số doanh nghiệp của công ty;
  • Tên và thông tin địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được tiến hành đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  • Tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
  • Lĩnh vực hoạt động sản xuất của địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ pháp lý của Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định  pháp luật;
  • Họ, tên, chữ ký của người đứng đầu đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Cơ quan giải quyết và thời hạn xử lý hồ sơ

  • Cơ quan giải quyết thủ tục thành lập: Phòng đăng ký kinh doanh- sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp tiến hành đặt địa điểm kinh doanh
  • Thời hạn xử lý hồ sơ:
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân chủ sở hữu nộp hồ sơ.
  • Với trường hợp mà hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh thông báo lập địa điểm kinh doanh không hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ thành lập địa điểm trong thời hạn 03 ngày làm việc.
  • Khi nhận Thông báo về việc đăng ký lập địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, cũng như kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh doanh nghiệp cho công ty.

Chi phí thành lập địa điểm kinh doanh trong năm 2024

Hiện tại, Đức Khôi đã và đang cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập mở địa điểm kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp trên toàn quốc. Theo đó chi phí thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

  • Tổng chi phí thành lập địa điểm kinh doanh hiện tại giao động từ 1.000.000 – 2.000.000 tuỳ vào thời gian và nhu cầu của chủ doanh nghiệp. Trong đó bao gồm một số khoản phí:
  • 100.000đ – Phí công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập địa điểm của doanh nghiệp.
  • 200.000đ – Lệ phí công chứng ủy quyền cho Đức Khôi thực hiện thủ tục.
  • 700.000đ – 1.000.000đ Phí tư vấn, soạn hồ sơ, cũng như trình doanh nghiệp ký, nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Sở KH&ĐT, bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.

Các vấn đề cần chú ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi chuẩn bị hồ sơ và nắm được các chi phí thành lập địa điểm kinh doanh, thì chủ sở hữu cũng cần phải chú ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Mỗi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm trừ trường hợp được miễn lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.
  • Đối với địa điểm kinh doanh của công ty có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp hiện đang đặt hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải tiến hành kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của công ty hoặc chi nhánh.
  • Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành đăng ký cam kết không phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh: địa điểm kinh doanh tiến hành sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm sản xuất kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm sản xuất kinh doanh; kê khai và tiến hành nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Đức Khôi về chi phí thành lập địa điểm kinh doanh cho quý độc giả. Bên cạnh hồ sơ và thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thì đây cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Trong trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp tới Đức Khôi để được hướng dẫn cụ thể hơn.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận