Tư vấn khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh 2024

Đức Khôi 01/01/2024
Khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh có cần phải đăng ký không và khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh? Bài viết dưới đây của Đức Khôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này, đồng thời là hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh của 1 doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể như trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ có tạo ra doanh thu. Đặc điểm của địa điểm kinh doanh:

  • Có thể địa điểm điểm kinh doanh ở địa chỉ khác với nơi mà doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc có chi nhánh.
  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh không được cùng với trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Phải thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Địa điểm kinh doanh có diễn ra hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Không có mã số thuế riêng, phải hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty.
  • Không có con dấu riêng, không có tư cách pháp nhân và không đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp.

Khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh?

Khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh? Theo Luật Doanh nghiệp 2020, nếu doanh nghiệp kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau thì phải đăng ký địa điểm kinh doanh tại nơi mình đang kinh doanh. Như vậy, tất cả các trường hợp thành lập mới địa điểm kinh doanh đều phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong vòng 10 ngày kể từ khi quyết định thành lập, doanh nghiệp phải đăng ký địa điểm kinh doanh.

Trường hợp không đăng ký địa điểm kinh doanh

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam được xác định theo địa giới đơn vị hành chính và có ghi trong GCN đăng ký doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, trụ sở chính hay địa điểm kinh doanh đều phải thể hiện bằng địa chỉ số nhà, đường, phố,… Doanh nghiệp không đăng ký địa điểm kinh doanh khi thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Mở địa điểm kinh doanh mới nhưng không thông báo về việc thành lập và vẫn hoạt động kinh doanh ở trụ sở chính theo GCN đăng ký kinh doanh.
  • Chuyển địa chỉ trụ sở chính sang nơi khác mà không thông báo về sự thay đổi

Không đăng ký địa điểm kinh doanh bị phạt như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, có 2 trường hợp không đăng ký địa điểm kinh doanh và mỗi trường hợp sẽ có mức phạt khác nhau. Cụ thể:

Mở địa điểm kinh doanh mới mà không thông báo về việc thành lậpChuyển địa chỉ trụ sở chính mà không thông báo về sự thay đổi
  • Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký cấp tỉnh.
  • Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng
  • Phạt bổ sung:
  • Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 – 3 tháng nếu vi tái phạm.
  • Nộp lại số lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Bạn đã biết khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh, theo đó tất cả các trường hợp mở địa điểm kinh doanh mới đều phải thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. Dưới đây Khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh hướng dẫn chi tiết 3 bước thành lập địa điểm kinh doanh:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm 5 loại giấy tờ sau:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
  • GCN đăng ký kinh doanh.
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Để phục vụ nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh một cách thuận tiện nhất, đặc biệt là trong thời điểm bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai,… thì người được ủy quyền có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online qua mạng.

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp

Người được ủy quyền nộp hồ sơ sẽ nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh.

Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng

  • Đăng ký/ đăng nhập tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Chọn phương thức nộp bằng chữ ký số công cộng hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Chọn loại hình đăng ký địa điểm kinh doanh → Nhập thông tin doanh nghiệp/ đơn vị chủ quản.
  • Chọn tài liệu (scan và tải lên tài liệu đính kèm).
  • Ký và nộp hồ sơ.

Bước 3: Chờ cơ quan có thẩm quyền trả kết quả

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh xác minh tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh cấp GCN đăng ký địa điểm kinh doanh và cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp về việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

Sau khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thì công ty cần treo biển hiệu, kê khai, đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm, kê khai và báo cáo thuế (nếu phát sinh hoạt động kinh doanh).

Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của Đức Khôi trọn gói, giá rẻ, uy tín

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh chỉ với 3 bước khá đơn giản và dễ thực hiện, thế nhưng nếu doanh nghiệp không có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm để tự mình thực hiện thì sẽ rất mất công sức, thời gian và chi phí. Sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh là giải pháp hoàn hảo mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, nổi bật nhất là hệ thống Đức Khôi. Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh của Đức Khôi mang tới những lợi ích sau:

  • Thủ tục nhanh gọn, bảo mật, đúng luật, chính xác.
  • Thay mặt công ty hoàn thiện hồ sơ, nộp hồ sơ, chờ và nhận kết quả trong thời gian nhanh nhất/
  • Tiết kiệm tối đa thời gian và công sức cho công ty.
  • Tư vấn miễn phí pháp lý và các vấn đề khác liên quan như ngành nghề, tên, trụ sở, thuế sau khi thành lập,…
  • Chi phí trọn gói, không phát sinh.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh và hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh chóng. Việc không đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt hành chính, thậm chí là phạt tù theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì thế, các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đầy đủ các thủ tục theo pháp luật khi mở địa điểm kinh doanh mới.

Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về khi nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận