Tư vấn chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp

Đức Khôi 03/01/2024
chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp

So với doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cá thể có một số điểm bất lợi hơn, ví dụ như không có tư cách pháp nhân, quy mô nhỏ lẻ,… vì thế ngày càng nhiều người có nhu cầu chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Bài viết này Đức Khôi sẽ thông tin đến bạn quy định mới nhất về chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

Khái niệm hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do 1 cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình thành lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tổ chức có tài sản riêng, tên riêng, trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập nhằm mục đích kinh doanh. Hiện nay tại Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến bao gồm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty cổ phần.

Tuy nhiên, khi bạn muốn chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp thì cũng cần lưu ý không phải tất cả doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân. Công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần có đủ điều kiện được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân, còn doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Vì thế bạn cần lựa chọn kỹ càng loại hình doanh nghiệp khi chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp.

Lợi ích và hạn chế khi chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp

Với bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số lợi ích và hạn chế khi chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh thành doanh nghiệp:

Lợi ích

  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có con dấu riêng, có quyền thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh.
  • Gọi vốn dễ dàng hơn thông qua nhiều nguồn, ví dụ như thành viên góp vốn, phát hành cổ phiếu,….
  • Nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước khi hoạt động chức năng của doanh nghiệp, có thể huy động vốn, kêu gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng.
  • Được Nhà nước hỗ trợ để chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp như miễn lệ phí môn bài trong 3 năm, miễn phí lệ phí cấp GCN kinh doanh,…

Hạn chế

  • Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế hơn như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.
  • Doanh nghiệp cần mở sổ sách kế toán.
  • Pháp luật quy định khắt khe hơn về tuyển dụng, sa thải người lao động.
  • Thủ tục hành chính, thủ tục thành lập phức tạp hơn → Chi phí cũng sẽ cao hơn khi thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Để lựa chọn được loại hình phù hợp thì bạn nên xem xét kỹ lưỡng quy định của pháp luật, khả năng tài chính, quản lý của mình và tốt nhất là nên nhờ đến sự tư vấn của những người có chuyên môn, kinh nghiệm. Liên hệ Đức Khôi để được tư vấn hỗ trợ chính xác nhất.

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp cần

lưu ý gì?

Trước tiên, khi chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp, bạn cần đặc biệt quan tâm đến các công việc liên quan đến thuế để tránh sai phạm. Cụ thể:

  • Sau khi chuyển đổi sang doanh nghiệp, doanh nghiệp mới được cấp mã số thuế mới theo GCN đăng ký doanh nghiệp.
  • Mã số thuế cũ của hộ kinh doanh được chấm dứt hiệu lực và chuyển sang thành mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh cá thể phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hộ trước khi chuyển sang loại hình doanh nghiệp. Nếu hộ kinh doanh chưa thực hiện hết nghĩa vụ thuế thì xảy ra 2 trường hợp:
  • Doanh nghiệp mới kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế đó trước khi chuyển đổi loại hình.
  • Hộ kinh doanh chuyển thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần thì chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của hộ bằng tài sản cá nhân của mình.

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh định chuyển đổi mà hồ sơ, thủ tục có sự khác biệt. Dưới đây Đức Khôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị hồ sơ và thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh các thể thành doanh nghiệp:

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp tư nhân gồm những giấy tờ sau:

  • Bản chính GCN đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
  • Bản sao chứng thực GCN đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/ hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Chờ xử lý hồ sơ

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp GCN đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 5 – 7 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ.

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành công ty TNHH 1 thành viên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau

  • Bản chính GCN đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao công chứng, chứng thực GCN đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền.
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân.
  • Quyết định thành lập hoặc GCN đăng ký doanh nghiệp, tài liệu có giá trị tương đương đối với chủ sở hữu là tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền (nếu chủ sở hữu công ty là tổ chức).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Chờ xử lý hồ sơ

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp GCN đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 5 – 7 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ.

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần

Bước 1: Hồ sơ gồm có:

  • Bản chính GCN đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao công chứng, chứng thực GCN đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên (công ty TNHH, công ty hợp danh), danh sách cổ đông (công ty cổ phần).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ sở hữu công ty là cá nhân.
  • Bản sao chứng thực GCN đăng ký doanh nghiệp, tài liệu, giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu là tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền, bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Chờ xử lý hồ sơ

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp GCN đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 5 – 7 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ.

Dựa vào những phân tích trên, bạn có thể thấy thủ tục các bước chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp với mọi loại hình doanh nghiệp là giống nhau, gồm 3 bước. Điểm khác biệt là ở giấy tờ cần chuẩn bị.

Bên cạnh đó bạn cần lưu ý, sau khi chuyển đổi thành công, có GCN đăng ký doanh nghiệp thì bạn cần khắc con dấu cho doanh nghiệp mới và đăng bố cáo thành lập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thành lập. Ngoài ra, sau khi cấp GCN đăng ký doanh nghiệp 2 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh gửi bản sao GCN đăng ký kinh doanh, bản chính GCN đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh để chấm dứt hoạt động của hộ.

Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận