Điều chỉnh vị trí đất ở là một trong những vấn đề xuất hiện nhiều hiện nay. Theo đó thì để khi làm thủ tục này, cá nhân có quyền phải làm theo mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở do cơ quan nhà nước ban hành. Tuy nhiên cách thức soạn đơn thì không phải ai cũng nắm được. Bài viết dưới đây Đức Khôi đưa ra mẫu đơn và hướng dẫn chi tiết để quý khách có thể thực hiện được thủ tục này.
Mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở là gì và để làm gì?
Mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở là văn bản do cá nhân, tổ chức viết gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích xin xác nhận lại vị trí đất phục vụ các mục đích nhất định của người viết.
Đơn xin xác nhận vị trí đất được dùng để thể hiện mong muốn cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động xác nhận lại vị trí đất của cá nhân, tổ chức làm đơn.
Mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở và hướng dẫn soạn thảo
Mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN VỊ TRÍ ĐẤT
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……
– Ông… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)…
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền sao cho phù hợp với thực tế)
Tên tôi là:…… Sinh năm:… (1)
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…. Do CA…. Cấp ngày…./…../…..(2)
Địa chỉ thường trú:……(3)
Địa chỉ hiện tại:……(4)
Số điện thoại liên hệ:……
Là:……. (tư cách làm đơn, ví dụ, chủ sử dụng mảnh đất số…….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số……. do Sở Tài nguyên và môi trường………….. cấp ngày…/…./……)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
…… (5)
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan tiến hành xem xét và xác nhận vị trí của mảnh đất số……. được cấp Giấy chứng nhận số…… do Sở tài nguyên và môi trường…. cấp ngày…/…/….. Cụ thể như sau:
……(6)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và xác nhận thông tin trên cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của …
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn mẫu soạn thảo đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở
(1) Ghi tên theo trên Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân
(2) Ghi theo thông tin trên Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân
(3) ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, trong đó phải ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(4) ghi địa chỉ hiện tại của người làm làm mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
(5) Phần này trình bày cụ thể về nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do dẫn tới làm việc đơn xin xác nhận vị trí đất, ví dụ:
Ngày…/…./…, tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…… do …… cấp ngày…/…/….. đối mảnh đất….. theo hồ sơ địa chính…… của UBND xã (phường, thị trấn)…….
Ngày…/…./…… tôi có nhu cầu thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất trên cho Ông/bà:…. Sinh năm:…..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…../………/………
Tuy nhiên, Ông/bà….. có yêu cầu tôi xin xác nhận về vị trí của mảnh đất mà tôi sẽ tiến hành chuyển nhượng đúng với thông tin mà tôi đã đưa ra.
(6) Phần này đưa ra các thông tin cụ thể về vị trí mảnh đất cần tiến hành xác nhận cũng như các thông tin khác cần xác nhận
Các quy định về xác định vị trí đất ở
Bên cạnh mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở thì khách hàng cần phải nắm được các thông tin cơ bản về vấn đề này. Theo đó độc giả cần chú ý những vấn đề sau.
Đối tượng thửa đất
- Thửa đất được tiến hành xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một cá nhân người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng nhau sử dụng đất hoặc của một cá nhân người được nhà nước tiến hành giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai;
- Đỉnh thửa đất được hiểu là là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong của thửa đất trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến với đỉnh cong tương ứng, tuy nhiên không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
- Cạnh thửa đất trên bản đồ được tiến hành xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;
- Ranh giới thửa đất được hiểu là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, được bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;
- Trường hợp đất có cả vườn, ao gắn liền với nhà ở thì xác định ranh, giới thửa đất là đường bao của toàn bộ diện tích đất bao gồm cả vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
- Đối với trường hợp ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định sẽ là đường bao ngoài cùng, bao gồm cả các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một cá nhân người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng mục đích sử dụng đất (không phân biệt ranh giới theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
- Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được tiến hành xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước được tính bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới của thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
Như vậy, theo quy định hiện hành, đối với từng mỗi loại hình thửa đất thì sẽ có những tiêu chí để tiến hành xác định riêng biệt. Với thửa đất thông thường thì ranh giới thửa đất sẽ được xác định bao gồm đỉnh thửa đất, cạnh thửa đất, ranh giới thửa đất. Đối với trường hợp đất có vườn, ao liền nhà thì việc tiến hành xác định ranh giới thửa đất sẽ khác, và với thửa đất là trường hợp ruộng bậc thang, thửa đất nông nghiệp, thửa đất nông nghiệp, thửa đất chưa sử dụng sẽ có cách xác định ranh giới thửa đất khác nhau.
Xác định ranh giới thửa đất
Hoạt động tiến hành xác định ranh giới thửa đất là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, yêu cầu cần có sự kết hợp giữa cán bộ đo đạc, cán bộ địa chính xã và người quản lý, sử dụng thửa đất. Hoạt động này cũng được tiến hành thực hiện theo các bước, trình tự nhất định như đánh dấu, lập bản mô tả, … nhằm đảm bảo cho việc xác định ranh giới là chính xác, tránh gây tranh chấp giữa những người quản lý cũng như sử dụng các thửa đất liền kề nhau.
Đối với khu đất được đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải tiến hành đánh dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên. Các điểm đo tiếp biên phải được thực hiện đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn.
Sau khi đã thực hiện hoạt động về việc xác định ranh giới đất trên thực tế thì cần tiến hành thực hiện hoạt động đo vẽ ranh giới đất. Hoạt động đo vẽ ranh giới thửa đất cũng cần phải đảm bảo về các yêu cầu về kỹ thuật đo đạc cũng như tiến hành việc xác nhận kết quả đo đạc, việc đo vẽ ranh giới thửa đất sẽ được thể hiện trong Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các văn bản căn cứ pháp lý khác về quyền sử dụng đất.
Trên đây là mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở cùng với những hướng dẫn cơ bản của Đức Khôi về vấn đề này. Việc đình chỉnh vị trí đất ở là những mẫu đơn thông dụng được nhiều người quan tâm. Khi nộp cần phải viết đúng, đủ tránh trường hợp sai sót bị trả lại hồ sơ.