Tư vấn nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh hay nhất

Đức Khôi 14/12/2023
Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh

Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh luôn là câu hỏi khó cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu để mở công ty. Biết nỗi băn khoăn này Đức Khôi sẽ có bài viết gỡ rối cho các bạn như sau:

Trước hết, để biết được nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh bạn phải xác định được số thành viên góp vốn vào công ty bạn

Cụ thể như:

  • Nếu chỉ 1 thành viên: bạn có 2 sự lựa chọn. Hoặc là công ty tnhh 1 thành viên hoặc là doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu 2 thành viên bạn lựa chọn loại hình công ty tnhh 2 thành viên là phù hợp nhất
  • Nếu 2 thành viên trở lên bạn có thể lựa chọn loại hình công ty tnhh 2 thành viên hoặc loại hình công ty cổ phần.

Mỗi loại hình có đặc điểm riêng, có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu thuê mướn thường xuyên dưới 10 lao động thì có thể mở hộ kinh doanh cá thể.

Tiếp theo bạn xác định được ngành nghề bạn muốn kinh doanh

Đối với Khôi trong quá trình tư vấn khách thành lập công ty, Khôi thường hỏi khách muốn kinh doanh lĩnh vực gì? Tùy vào ngành nghề mình tư vấn cho khách nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh, chẳng hạn như:

  • Nếu khách muốn thành lập công ty xây dựng, kiến trúc, hay chứng khoán Khôi sẽ tư vấn cho khách chọn loại hình công ty cổ phần. Vì sao? Vì 1 phần nào đó loại hình cổ phần sẽ dễ huy động vốn và phần nào đó tăng thêm độ uy tín cho khách hàng.
  • Còn nếu muốn thành lập công ty nông sản, thuế – kế toán Khôi sẽ tư vấn cho khách chọn loại hình tnhh 1 thành viên hoặc tnhh 2 thành viên. Vì thường những công ty này có quy mô nhỏ, vốn ít…để 2 loại hình này sẽ đơn giản hóa mọi hồ sơ, thủ tục hơn.

Tiếp đến bạn cần hiểu được ưu điểm, nhược điểm của 2 loại hình này.

Khôi sẽ phân tích rõ 2 điểm này để các bạn sẽ có một suy nghĩ nhất quán hơn khi đang suy nghĩ nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh nhé:

Thứ nhất là ưu, nhược điểm của công ty cổ phần

Về ưu điểm:

  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp. Do đó, chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
  • Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề.
  • Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao, nhờ việc có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng.
  • Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng. Do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng. Ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần. (Đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

Về nhược điểm

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán. Ngoài ra, do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông nên khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế.

Thứ 2 là nói về ưu, nhược điểm của loại hình tnhh

Ưu điểm của công ty tnhh có gì:

  • Ưu điểm lớn nhất của loại hình công ty TNHH 1 thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
  • Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp. Không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp. Hoặc một số tổ chức có thể tách vốn, đầu tư thêm lĩnh vực khác.
  • Do có tư cách pháp nhân nên chủ công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu. Đây có thể được xem là ưu điểm vượt trội hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.
  • Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động. Thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

Nhược điểm của công ty tnhh

  • Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.
  • So với công ty cổ phần thì khả năng huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kém linh hoạt hơn, do không được phát hành cổ phiếu. Nếu muốn phát hành cổ phiếu thì có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác, hoặc quyết định phát hành trái phiếu.

Đến đây thì phần nào bạn cũng đã mường tượng được sơ qua về 2 loại hình và có suy nghĩ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn rồi đúng không ạ?

Còn về hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty tnhh hay công ty cổ phần như nào?

Nhìn chung thì bộ hồ sơ để thành lập công ty đều giống nhau, cũng bao gồm các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty (bắt buộc có đầy đủ chữ ký của người liên quan)
  • Danh sách thành viên góp vốn
  • Bản sao các giấy tờ như: chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu nếu còn hiệu lực đối với chủ thể công ty là cá nhân
    • Trường hợp chủ thể là tổ chức: đối với tổ chức muốn thành lập thì phải có: quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác.
    • Trường hợp nữa là chủ thể là cá nhân hay tổ chức nước ngoài: Đối tượng này cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.

Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ và nạp lên Sở KH&ĐT sau 5 – 7 ngày bạn có thể nhận được kết quả nếu như không có thông báo lỗi.

Thế còn về chi phí thì sao?

Về chi phí thành lập công ty, những ai tự làm toàn bộ hồ sơ thủ tục và tự nộp lên sở kế hoạch đầu tư bạn chỉ mất 1.200.000đ. Trong đó bao gồm:

  • 000đ phí ủy quyền nộp hồ sơ lên phòng đkkd
  • 00đ phí khắc con dấu (dấu chức danh và dấu công ty)
  • 00đ phí đăng ký bố cáo thành lập lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Còn đối với những ai sử dụng dịch vụ. Hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận làm trọn gói cho bạn với các mức giá khác nhau (phần này bạn tự tìm hiểu nhé). Còn đối với ai tin tưởng dùng dịch vụ thành lập công ty của Ddức Khôi thì Khôi lấy phí trọn gói chỉ 1.500.000đ. Trong đó đã bao gồm phí nhà nước và phí dịch vụ. Bạn không cần phải đi lại, bạn không phải soạn hồ sơ. Bạn chỉ việc ngồi ở nhà và chúng tôi sẽ gửi kết quả hoàn toàn miễn phí cho bạn, cho dù bạn ở Tỉnh/ Thành nào.

Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận