Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trong năm 2024 thế nào?

Đức Khôi 31/12/2023
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trong năm 2024

Gần đây, nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn sáp nhập doanh nghiệp để tổ chức lại doanh nghiệp và gửi thắc mắc cho chúng tôi về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Đức Khôi sẽ cung cấp chi tiết việc sáp nhập doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Sáp nhập doanh nghiệp là như thế nào?

Sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, đây là việc 1 hoặc nhiều công ty sáp nhập vào 1 công ty khác bằng cách chuyển tất cả nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp và tài sản sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.

Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Theo Điều 29 Luật cạnh tranh 2018, việc thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng điều kiện doanh nghiệp sau khi sáp nhập có quy mô nhỏ và vừa theo Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định. Luật Doanh nghiệp 2020 không cấm các công ty khác loại sáp nhập với nhau, vì thế công ty khác loại cũng có thể sáp nhập.

Trường hợp hạn chế sáp nhập doanh nghiệp

Theo luật hiện hành, các trường hợp hạn chế sáp nhập doanh nghiệp gồm:

  • Doanh nghiệp nhận sáp nhập có thị phần từ 30 – 50% trên thị trường liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trừ khi Luật cạnh tranh có quy định khác.
  • Công ty nhận sáp nhập có thị phần lớn hơn 50% trên thị trường liên quan không được phép sáp nhập các công ty, trừ khi Luật cạnh tranh có quy định khác.

Lợi ích của sáp nhập doanh nghiệp

Dựa vào định nghĩa thì bạn có thể thấy sáp nhập doanh nghiệp là gộp các doanh nghiệp lại với nhau. Nhưng không chỉ vậy, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp còn mang lại nhiều ý nghĩa cho các bên, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập

  • Hưởng lợi từ nguồn vốn, được sử dụng người lao động, dây chuyền sản xuất từ các doanh nghiệp bị sáp nhập.
  • Giảm chi phí nhân công, chi phí sản xuất.
  • Sáp nhập doanh nghiệp sẽ hình thành nên doanh nghiệp với quy mô rộng lớn và phát triển bền vững hơn → Mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và có thêm nhiều cơ hội mới.

Đối với doanh nghiệp bị sáp nhập

  • Hạn chế rủi ro, thiệt hại không đáng có.
  • Mở rộng quy mô kinh doanh
  • Tăng vị thế trên thị trường.
  • Dễ dàng gọi vốn hơn.

Hậu quả sau khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Khác với chia tách, giải thể doanh nghiệp, khi sáp nhập doanh nghiệp thì chỉ doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng và quyền lợi hợp pháp và cũng phải chịu trách nhiệm và hợp đồng lao động, các khoản nợ chưa thanh toán và nghĩa vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị sáp nhập. Dưới đây là hậu quả pháp lý khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:

  • Chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập và được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • Toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập được chuyển cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.
  • Cùng với tài sản, quyền, lợi ích, nghĩa vụ doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng thì cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về khoản nợ, hợp đồng lao động, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như thế nào?

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp không quá phức tạp với những bước sau:

Bước 1: Các doanh nghiệp chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo điều lệ doanh nghiệp nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập.
  • Thủ tục và điều kiện sáp nhập.
  • Phương án sử dụng lao động.
  • Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập.
  • Thời hạn thực hiện sáp nhập.

Bước 2: Các thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp liên quan xác nhận, thông qua hợp đồng sáp nhập, điều lệ doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Bước 3: Trong vòng 15 ngày kể từ khi thông qua hợp đồng sáp nhập, gửi hợp đồng sáp nhập đến toàn bộ chủ nợ và thông báo cho người lao động.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhận sáp nhập. Hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng sáp nhập.
  • Nghị quyết, biên bản họp thông qua hợp đồng của các doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập
  • GCN đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập.

Khi sử dụng dịch vụ tại Đức Khôi, chúng tôi sẽ cung cấp mẫu hồ sơ, giấy tờ, hoàn thiện hồ sơ đầy đủ cho khách hàng.

Bước 5: Doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp nhận sáp nhập hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ chưa thanh toán và HĐLĐ của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Lưu ý: 

  • Doanh nghiệp bị sáp nhập phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành thì doanh nghiệp nhận sáp nhập kế thừa nghĩa vụ này và có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
  • Sau khi hoàn thành sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp bị sáp nhập thực hiện thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ gồm:
  • Biên bản họp, quyết định về việc sáp nhập của chủ sở hữu/hội đồng thành viên,/đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp bị sáp nhập, thông qua hợp đồng sáp nhập và điều lệ doanh nghiệp nhận sáp nhập.
  • Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế.
  • Bản sao hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp.

Tại sao chọn dịch vụ làm thủ tục sáp nhập doanh nghiệp Đức Khôi

Với hơn 10 năm hoạt động, Đức Khôi đã phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ về doanh nghiệp, thuế, luật, kế toán hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia, chuyên viên dày dặn kinh nghiệm thực tế, nhiệt huyết, tận tâm với khách hàng, cam kết mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp nhất.

Khi sử dụng dịch vụ sáp nhập doanh nghiệp, bạn sẽ được nhận được những lợi ích sau:

  • Tư vấn chi tiết thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
  • Cung cấp mẫu giấy tờ, tài liệu cần thiết để thực hiện thủ tục.
  • Chuẩn bị hồ sơ, trình ký tận nơi, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết như tên, địa chỉ doanh nghiệp, bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp,…
  • Nộp hồ sơ, nhận và trả kết quả tận nơi.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí sau khi đã thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn thuế, kế toán, thực hiện đóng mã số thuế thay khách hàng,…

Trên đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục sáp nhập doanh nghiệp mà Đức Khôi muốn gửi tới quý khách hàng. Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ thủ tục nào cho doanh nghiệp của mình, bạn cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật, quy trình để tránh lãng phí thời gian, công sức và chi phí.

Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trong năm 2024 như thế nào?. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận