Chi phí đăng ký ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là một trong những vấn đề mà khi mở hộ kinh doanh các cá nhân tổ chức quan tâm đến. Hộ kinh doanh với ưu điểm nhọ gọn nên chi phí ban đầu cũng không tốn kém nhiều như các doanh nghiệp, tuy nhiên cũng phải chi một số khoản phí nhất định để hộ kinh doanh có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp.
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Trước khi đi tìm hiểu chi phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, cá nhân tổ chức cần nắm được hồ sơ cũng như các giấy tờ tài liệu cần thiết để có thể mở hộ kinh doanh. Theo đó hồ sơ đăng ký thành lập mở hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể theo mẫu do nhà nước ban hành;
- Bản sao hợp lệ của văn phòng công chứng trong thời hạn 06 tháng có thể là CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ tiến hành đăng ký kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê nhà, hoặc có thể là hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ là người đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần tiến hành công chứng).
Trường hợp các thành viên trong một hộ gia đình cùng thực hiện thủ tục góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
Bản sao hợp lệ trong thời hạn 06 tháng một trong những loại giấy tờ như CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ đối với biên bản họp thành viên của các thành viên trong hộ gia đình về việc tiến hành thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên cùng nhau góp vốn trong hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người thay mặt hộ gia đình đi nộp hồ sơ (nếu có);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp pháp luật yêu cầu (nếu có).
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể ở khu vực nào?
Sau khi chuẩn bị hồ sơ cũng như chi phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, công dân có thể tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Ngoài hình thức tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể bằng hình thức online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sửo. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được cơ quan ban ngành chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan đến trụ sở để xét duyệt hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ thành lập hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản mà cá nhân đã dùng để đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa chưa đúng, chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị cơ quan từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Thời gian đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Khi tiếp nhận hồ sơ và cá nhân nộp xong chi phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao tiến hành giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho chủ hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề tiến hành đăng ký sản xuất kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của hộ kinh doanh được đặt và điền trong giấy đề nghị theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP do chính phủ ban hành về đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp đủ lệ phí cũng như chi phí đăng thành lập ký hộ kinh doanh cá thể theo quy định.
Trường hợp hồ sơ thành lập không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người uỷ quyền nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ cũng như cụ thể lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà cá nhân chủ sở hữu hộ kinh doanh không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì chủ sở hữu có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể trong năm 2024
Hiện tại, giá dịch vụ cũng như chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói từ A – Z của các bên thường giao động từ 800.000 – 1.200.000 tuỳ vào thời gian cũng như ngành nghề khách hàng đăng ký. Theo đó chi phí trên thường bao gồm:
- Lệ phí nhà nước về đăng ký kinh doanh hộ cá thể;
- Phí dịch vụ tư vấn cũng như soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
- Phí dịch vụ đi lại tận nơi trình khách hàng ký hồ sơ;
- Phí dịch vụ thực hiện hoạt động thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;
- Phí dịch vụ thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao giấy phép kinh doanh;
- Phí dịch vụ cho việc thực hiện hoạt động công chứng ủy quyền cho Đức Khôi thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước.
Các loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải đóng
Sau khi tìm hiểu về chi phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cũng cần phải nắm qua được các loại thuế mà hộ kinh doanh sẽ phải nộp sau khi đi vào hoạt động.
Các loại thuế, lệ phí mà hộ kinh doanh phải nộp sau khi đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật là: lệ phí môn bài hàng năm, thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh và thuế thu nhập cá nhân. Các loại thuế, lệ phí này nộp căn cứ vào doanh thu thực tế hàng năm của hộ kinh doanh. Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp một số loại thuế khác tuỳ vào ngành nghề như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường… nếu trường hợp khách hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với hộ gia đình kinh doanh cá thể, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa trên mức thu nhập hàng năm thực tế của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau: 1.000.000 đồng; 500.000 đồng và 300.000 đồng.
Theo quy định, hộ kinh doanh được lựa chọn phương pháp tính thuế khoán, dựa trên doanh thu thực tế trong các lĩnh vực, ngành nghề hộ kinh doanh sản xuất kinh doanh cá thể cần nộp thuế hộ kinh doanh theo tỷ lệ sau:
- Phân phối và cung cấp các loại hàng hoá: 1%.
- Kinh doanh dịch vụ và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
- Sản xuất, kinh doanh, cũng như vận tải, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu, dịch vụ có gắn với hàng hoá: 3%.
- Các hoạt động kinh doanh khác theo quy định: 2%. (Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành)
Ngoài ra thì cá nhân có hoạt động kinh doanh có mức doanh thu đạt từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải thực hiện nộp thuế TNCN. Những trường hợp còn lại cụ thể là doanh thu trên 100 triệu / 1 năm chủ hộ kinh doanh cá thể nộp thuế dựa trên mức doanh thu thực tế đối với từng ngành, nghề, lĩnh vực, kinh doanh (theo phương pháp khoán):
- Phân phối và thực hiện cung cấp các loại hàng hóa: 0,5%
- Dịch vụ, xây dựng nhưng không bao gồm hoạt động thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động trong lĩnh vực đại lý bảo hiểm, cho thuê tài sản, đại lý bán hàng đa cấp, đại lý xổ số: 5%.
- Sản xuất và hoạt động xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: 1,5%.
- Các hoạt động kinh doanh khác theo quy định là: 1%. (Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Đức Khôi về chi phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định và thực tế mới nhất. Bên cạnh chi phí thì để thành lập hộ kinh doanh cá thể hợp lệ, doanh nghiệp còn cần phải chú ý đến hồ sơ, thủ tục, các vấn đề lưu ý khi mở hộ kinh doanh. Để được tư vấn cụ thể hơn, quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết nhất.