Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Đức Khôi 19/12/2023
Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không

Một trong những tiêu chí sức khỏe khi khám nghĩa vụ quân sự là về thị lực. Người bị loạn thị vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự nếu đạt các chỉ tiêu sức khỏe khác. Hiện nay việc khám sức khỏe khi tham gia nghĩa vụ quân sự được nhiều người quan tâm, và thường có thắc mắc rằng, bị loại thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Câu trả lời là có vì loạn thị không phải là yếu tố chính để đánh giá sức khỏe không đạt mà phải dựa trên sự tổng hợp của nhiều tiêu chí. Tại bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết cho quý bạn đọc về nội dung khám sức khỏe khi tham gia nghĩa vụ quân sự này.

Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Loạn thị là một tật khúc xạ mắt với triệu chính chính là khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.

Để biết được bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không thì phải qua được kỳ sơ tuyển sức khỏe và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện tại thời gian và địa điểm thông báo.

Tại thời điểm khám sức khỏe, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe. Theo đó, người khám sức khỏe phải đạt được các tiêu chuẩn về sức khỏe và không mắc các bệnh lý khác thì sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Đối với tiêu chuẩn về mắt thì được quy định tại thông tư 16/2016/TT-BYT-BQP và riêng đối với mắt bị loạn thì bí đánh giá điểm 6 (Điểm yếu) trong thang điểm.

Tuy nhiên, mắt loại 6 cũng chưa chắc thuộc diện không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự bởi quy định chung về khám sức khỏe đặt ra với 02 điều kiện:

  • Chỉ chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Không gọi những người sau nhập ngũ vào quân đội, là những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Ở mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ khám xét sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên. Đồng thời, ở phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn).

Từ các quy định trên có thể xem rằng, nếu chỉ tiêu về mặt đạt loại 6 cũng chưa chắc chắn người bị loạn thị không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Điều này còn tùy thuộc vào kết quả cuối cùng của Hội đồng khám nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu tổng thể sức khỏe bị đánh giá Loại 4, 5, 6 thì được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự.

Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Hiện nay các mức phạt tiền khi không tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm:

  • Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000
  • Cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
  • Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
  • Người không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

Như vậy, không chấp hành đi khám sức khỏe cũng sẽ bị phạt tiền với mức trung bình chung của khung hình phạt.

Không tham gia nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi bị phạt bao nhiêu tiền?

Khi không tham gia nghĩa vụ quân sự, tùy từng hành vi mà mức phạt tiền và còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  • Nếu người nhập ngũ không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và phải buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  •  Nếu người có hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phải buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Người có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng và phải buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nếu đã vi phạm, đã bị xử phạt hành chính thì khi người vi phạm vẫn có thể bị xử phạt hình sự.

Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ vào Điều 332, Bộ luật hình sự năm 2015 thì với các trường hợp người nhập ngũ có hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo quy định của Bộ luật hình sự.

Bên cạnh đó, công dân còn có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu vi phạm:

  • Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc lôi kéo người khác phạm tội, không tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • Hiện nay, có rất nhiều trường hợp công dân không tham gia, thực hiện nghĩa vụ quân sự bởi mất thời gian 02 năm phục vụ quân ngũ hoặc vì những lý do khác. Tuy nhiên, đây là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, là lực lượng dự bị để bảo vệ đất nước và khi đủ điều kiện, họ phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

Với các nội dung ở bài trên của Đức Khôi, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp các vướng mắc về sức khỏe khi tham gia khám sức khỏe phục vụ cho nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là bị loạn thị thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Khi có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn hoặc giải đáp các thắc mắc cụ thể này, liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận