Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 quy định thế nào?

Đức Khôi 19/12/2023
Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024

Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 được quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và chi tiết tại các Phụ lục của Thông tư liên tịch. Khám sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự tại các cơ quan thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những điều kiện bắt buộc và quan trọng để đảm bảo quá trình tham gia tại ngũ. Theo đó, người tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 theo Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất.

Phân loại sức khỏe đạt để tham gia nghĩa vụ quân sự

Việc phân loại sức khỏe khi khám nghĩa vụ là một yếu tố quan trọng để hội đồng khám sức khỏe tổng hợp lại danh sách và gửi giấy kêu gọi tham gia nghĩa vụ quân sự cho người đủ điều kiện.

Hiện nay, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có 6 loại tình trạng sức khỏe về nghĩa vụ quân sự:

  • Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
  • Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
  • Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
  • Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
  • Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
  • Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Để được phục vụ tại ngũ, công dân phải có tình trạng sức khỏe đạt loại 1 (rất tốt), loại 2 (tốt), loại 3 (khá) và không bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, bị HIV, AIDS nhập ngũ. Nếu bị đánh giá ở loại 4, loại 5, loại 6 thì không đủ điều kiện sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự.

Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024?

Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 không được quy định tại một điều khoản cụ thể với danh mục các tiêu chí đảm bảo mà sẽ dựa vào thông tin của phiếu khám sức khỏe quân sự để biết được tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn về sức khỏe khi tham gia nghĩa vụ quân sự gồm:

Về thể lực

Đối với Nam:

  • Loại 1: Chiều cao ≥ 163 cm, cân nặng ≥ 51 kg, vòng ngực ≥ 81 cm
  • Loại 2: Chiều cao 160 – 162 cm, cân nặng 47 – 50 kg, vòng ngực 78 – 80 cm
  • Loại 3: Chiều cao 157 – 159 cm, cân nặng 43 – 46 kg, vòng ngực 75 – 77 cm
  • Loại 4: Chiều cao 155 – 156 cm, cân nặng 41 – 42 kg, vòng ngực 73 – 74 cm
  • Loại 5: Chiều cao 153 – 154 cm, cân nặng 40 kg, vòng ngực 71 – 72 cm
  • Loại 6: Chiều cao ≤ 152 cm, cân nặng ≤ 39 kg, vòng ngực ≤ 70 cm

Đối với nữ

  • Loại 1: Chiều cao ≥ 154 cm, cân nặng ≥ 48 kg
  • Loại 2: Chiều cao 152 -153 cm, cân nặng 44 – 47 kg
  • Loại 3: Chiều cao 150 – 151 cm, cân nặng 42 – 43 kg
  • Loại 4: Chiều cao 148 – 149 cm, cân nặng 40 – 41 kg
  • Loại 5: Chiều cao 147 cm, cân nặng 38 – 39 kg
  • Loại 6: Chiều cao ≤ 146 cm, cân nặng ≤ 37 kg

Về đo mạch, huyết áp

Đạt sức khỏe tốt và không bị các bệnh lý về huyết áp.

Về thị lực, mắt

Khám các bệnh về thị lực, mắt để đánh giá tình trạng mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, mộng thịt, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh, mù màu, quáng gà và người khám phải đạt được kết quả sức khỏe từ loại 1, 2, 3.

Về thính lực, tai – mũi – họng

Khám các bệnh lý về tai, mũi, họng để kiểm tra tình trạng sức khỏe và đánh giá về sức nghe, tai ngoài, tai giữa, xương chũm, tai trong, mũi, họng, amidan, chảy máu cam, thanh quản, xoang mặt, liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm.

Về răng – hàm – mặt

Khám các bệnh về mắt để chẩn đoán các bệnh lý hay đã có tiền sử răng sâu, mất răng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng, biến chứng răng khôn, viêm loét niêm mạc ở miệng và lưỡi, viêm tuyến nước bọt, xương hàm gãy.

Về nội và tâm thần kinh

Khám các bệnh về mắt để chẩn đoán hay kiểm tra đã có tiền sử về nhức đầu thành cơn, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng đến lao động; suy nhược thần kinh; động kinh; ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân; Liệt thần kinh ngoại vi; Chấn thương sọ não

Bên cạnh những tiêu chí sức khỏe kể trên thì còn có những tiêu chí khác trong Phụ lục 1 – Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, khi tổng kết lại toàn bộ thì chỉ tiêu sức khỏe đạt từ loại 1 (rất tốt), loại 2 (tốt), loại 3 (khá) và không bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, bị HIV, AIDS thì vẫn đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia nhập ngũ.

Không đạt tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Như đã nói ở trên, đối tượng đạt yêu cầu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là người có tình trạng sức khỏe đạt loại 1 (rất tốt), loại 2 (tốt), loại 3 (khá) và bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, bị HIV, AIDS nhập ngũ.

Nếu bị đánh giá ở loại 4, loại 5, loại 6 hoặc và bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, bị HIV, AIDS nhập ngũ thì không đủ điều kiện sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự.

Phạt bao nhiêu tiền nếu công dân không tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Việc phạt tiền chỉ áp dụng cho đối tượng bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng không khám sức khỏe.

Theo đó, công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và phải tham gia khám sức khỏe trước khi nhập ngũ. Căn cứ vào Điều 6, Nghị định 120/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì xử phạt với các trường hợp không khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng

Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Bên cạnh việc phạt tiền, người không tham gia khám nghĩa vụ quân sự còn phải  thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự. Nếu đủ điều kiện sức khỏe đáp ứng thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ như bình thường.

Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ thiêng liêng và bắt buộc của những công dân đủ điều kiện, là đối tượng dự bị của quân đội nhân dân và được đào tạo các kiến thức cần thiết về an ninh, quốc phòng trong hai năm tại ngũ. Trước khi chính thức nhập ngũ, công dân phải khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và đạt được tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024. Hy vọng với toàn bộ nội dung bài viết của Đức Khôi ở trên sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được các thắc mắc về vấn đề này.

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận