Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất trong năm 2024

Đức Khôi 22/12/2023
Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất năm 2024

Khi tham gia giao thông, người điều khiển giao thông không được uống rượu hoặc trong nồng độ máu, hơi thở có cồn. Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất trong khoảng từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Một trong những hành vi bị cấm khi tham gia giao thông đường bộ là người tham gia, điều khiển phương tiện giao thông không được pháp có cồn trong nồng độ máu hoặc hơi thở. Trường hợp khi cảnh sát giao thông phát hiện được người tham gia vi phạm quy định này thì căn cứ vào tính chất mức độ hành vi sẽ ra quyết định xử phạt tiền chi tiết hóa tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất là bao nhiêu?

Xe máy là một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Căn cứ vào Khoản 8, Điều 8, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông là:

Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Đối với hành vi này, việc xử phạt được quy định như sau:

  • Trường hợp 1: Khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở => Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng
  • Trường hợp 2: Khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở => Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng
  • Trường hợp 3: Khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông => Bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Lưu ý: thông thường, mức phạt tiền sẽ là mức trung bình chung của khung hình phạt nếu như không có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ. Có thể nói, trong thời gian gần đây số lượng người tham gia giao thông uống rượu bia cực kỳ lớn và có thể là vấn đề gây ảnh hưởng cho xã hội. Căn cứ vào Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển mô tô, xe máy (gồm cả xe máy điện) thì nếu trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ tùy thuộc nồng độ cồn trong máy và còn có thể vị tước giấy phép lái xe.

Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu ở kho bạc hay ngân hàng?

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô mới nhất là bao nhiêu?

Đối với xe ô tô, mức phạt sẽ nặng hơn, cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: Khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở => Bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng
  • Trường hợp 2: Khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở => Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
  • Trường hợp 3: Khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở và Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ => Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Trường hợp người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông và người thi hành công vụ hoặc có hành vi chống đối thì sẽ bị xem là tình tiết tăng nặng và chịu phạt tiền ở mức tối đa của khung hình phạt. Ngoài ra, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ hoặc tội gây tối trật tự công cộng, đô thị.

Cách đo và tính nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Hiện nay, việc đo nồng độ cồn khi tham gia giao thông chủ yếu được tính theo hơi thở với công thức: B= C:210

Trong đó:

  • B: là nồng độ cồn trong khí thở.
  • C: là nồng độ cồn trong máu và C được tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R)

Đối với công thức này thì A là số đvc uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ).

Lưu ý, nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Như vậy, dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở thì thuộc phạm vi cho phép.

Xem thêm: Nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 online được không?

Những lưu ý khi tham gia giao thông để tránh mức phạt nồng độ cồn xe máy

  • Thứ nhất, khi ăn các loại hoa quả hay nước uống có nồng độ cồn thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bởi những loại thức ăn này sau vài phút sẽ bị bay hết nồng độ cồn. Trong trường hợp này, nên trình bày, khiếu nại và yêu cầu được test nồng độ cồn bằng máu.
  • Thứ hai, trường hợp uống rượu thuốc để chữa bệnh thì cũng sẽ bị phạt như các trường hợp bình thường vì đây là loại rượu có nồng độ cồn như thường và sẽ không bị bỏ qua với bất cứ lý do gì.
  • Thứ ba, đối với các trường hợp uống rượu bia xong dắt xe qua cảnh sát giao thông đang kiểm tra vẫn bị xử phạt bởi thông quan camera giám sát được ghi hình lại. Đồng thời sẽ thuộc mức độ vi phạm nặng hơn và số tiền nộp phạt sẽ cao hơn
  • Thứ tư, với trường hợp cố tình bỏ lại phương tiện nếu vi phạm nồng độ cồn vì mức phạt quá cao thì vẫn sẽ bị lập biên bản với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, không phối hợp với người thi hành công vụ với mức phạt cao nhất của khung hình phạt.
  • Thứ năm, khi xác định việc mình không vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông thì được phép quay video lại và khiếu nại lên cấp trên của người có thẩm quyền xử phạt hành chính. Tuy nhiên, cần phải chắc chắn vì khi cảnh sát giao thông xử phạt thì họ căn cứ vào kết quả đo nồng độ cồn trực tiếp chứ không phải là một con số khống.
  • Thứ sáu, nên chấp hành quy định về xuống xe kiểm tra nồng độ cồn khi được yêu cầu bởi nếu như người tham gia giao thông không chấp hành thì sẽ thuộc trường hợp cản trở người thi hành công vụ. Đối với trường hợp này khi xảy ra sẽ gây bất lợi cho người tham gia giao thông.

Toàn bộ các nội dung trên đây của Đức Khôi biên soạn là những trích dẫn pháp luật căn bản về mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Khi có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất, liên hệ chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận