Những điều cảnh sát giao thông không được làm được quy định trong pháp luật về cán bộ, công chức vì họ thuộc biên chế nhà nước. Đồng thời tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như luật giao thông đường bộ, nghị định, thông tư hướng dẫn vũng chi tiết hóa nội dung trên.
Cảnh sát giao thông là một bộ phận quan trọng của lực lượng công an nhân dân, được xem là làm nòng cốt trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cũng như phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Họ là những người thuộc biên chế của nhà nước và do đó, tuân thủ các quy định của pháp luật về những điều cảnh sát giao thông không được làm khi thi hành công vụ.
Những điều cảnh sát giao thông không được làm khi thi hành công vụ
Công vụ là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do cán bộ, công chức thực hiện để duy trì các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Theo quy định pháp luật hiện nay đã đặt ra các quy định về những hành vi người tham gia giao thông được thực hiện, không được thực hiện thì tương tự, đối với cảnh sát giao thông trong quá trình thi hành công vụ thì phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thứ hai, thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
- Thứ ba, khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
- Thứ tư, khi phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
- Thứ năm, đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.
Hiện nay, các quy định về Luật giao thông đường bộ đối với cảnh sát giao thông chỉ là các quy định chung, trong đó có thể bị xử lý hình sự nếu lạm quyền và không tuân thủ các quy định pháp luật.
Cụ thể nếu cảnh sát giao thông mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông online năm 2024
Những điều cảnh sát giao thông không được làm khi dừng xe người đi đường
Chỉ khi rơi vào 04 trường hợp sau, cảnh sát giao thông mới có quyền dừng xe của người đi đường để kiểm tra theo quy định. Gồm:
- Thứ nhất, khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thứ hai, khi đang thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thứ ba, khi có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Lưu ý, văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp và phải được xuất trình khi yêu cầu công dân dừng xe kiểm tra.
Thứ tư, khi có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài các trường hợp được liệt kê trên đây thì cảnh sát giao thông không có quyền dừng xe của người đi đường. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông cần phải đảm bảo rằng việc yêu cầu dừng xe phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm theo đúng quy định, có đúng căn cứ, đúng hành vi, không được lạm quyền, sách nhiễu để yêu cầu dân đưa tiền dù họ không vi phạm.
Xem thêm: Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất trong năm 2024
Cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không?
Một trong những quy định về quyền hạn của cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ của mình là:
- Thứ nhất, được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ cũng như kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
- Thứ ba, được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Thứ tư, được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Xem thêm: Luật giao thông đường bộ mới nhất năm 2024 thế nào?
Như vậy, từ những nội dung ở trên có thể thấy rằng, cảnh sát giao thông chỉ được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ cũng như kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà không được phép rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông. Trong trường hợp người tham gia giao thông không chấp hành quy định về dừng xe thì có thể áp dụng chế tài xử phạt nặng hơn.
Có thể nói rằng, cảnh sát giao thông là người phải chấp hành quyền và nghĩa vụ của mình trong thi hành công vụ, không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiều, đòi tiền, nhận tài sản của người vi phạm hay dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm khi xử lý. Nếu người thi hành công vụ nhận tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ với mức phạt tù trong khoảng từ 02 – 07 năm tù.
Toàn bộ các quy định Đức Khôi cập nhật ở trên là một phần nhỏ trong quy định về những điều cảnh sát giao thông không được làm. Có thể nói, lĩnh vực giao thông đường bộ là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm vì chúng gắn liền với các hoạt động hằng ngày của nhân dân. Có rất nhiều trường hợp, công dân bị yêu cầu dừng xe nhưng không hiểu lý do là gì và cũng không biết được mình có đang bị xâm phạm quyền hay không. Chính vì vậy, khi có những vướng mắc liên quan đến những điều cảnh sát giao thông không được làm, hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.