Giấy phép xuất khẩu lao động hay viết tắt là (XKLD) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự an toàn cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài. Nó đóng vai trò như một văn bản pháp lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Vậy, trong bài viết này cùng Khôi tìm hiểu rõ hơn về nó nhé!
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu tầm quan trọng của giấy phép xuất khẩu lao động đối với đối tượng XKLĐ
Giấy phép xuất khẩu lao động (GPXKLD) đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và điều tiết nguồn nhân lực xuất khẩu của một quốc gia. Dưới đây là một số tầm quan trọng của GPXKLD:
Bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Giấy phép XKLD giúp đảm bảo người lao động được hưởng các quyền lợi như: Mức lương hợp lý, môi trường làm việc an toàn, được đóng bảo hiểm xã hội, y tế, được đào tạo nghề nghiệp…
Quản lý hoạt động XKLD
Giấy phép giúp kiểm soát số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo nguồn lao động chất lượng, hạn chế tình trạng xuất khẩu lao động trái phép.
Nâng cao uy tín quốc gia
Hoạt động XKLD có giấy phép góp phần nâng cao uy tín quốc gia trên thị trường lao động quốc tế, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương ca đêm 12 tiếng chi tiết
Vậy điều kiện để có thể xin giấy phép xuất khẩu lao động là những gì?
Theo Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
- Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
- Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
- Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Có trang thông tin điện tử.
Xem thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế thế nào đúng luật?
Hồ sơ, thủ tục cần thiết để xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động trong năm 2024 cần những gì?
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, để xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ và thực thiện theo thủ tục quy định như sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
Các bạn lưu ý: Theo khoản 2 Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Vậy trường hợp bạn đi XKLĐ nhưng không có giấy phép xuất khẩu lao động có bị phạt không?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải Giấy phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ đặt trụ sở chính.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin, doanh nghiệp dịch vụ phải niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải Giấy phép trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Theo điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt nếu doanh nghiệp không niêm yết công khai Giấy phép xuất khẩu lao động như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết công khai bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chính hoặc không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin.”
Trên đây là chia sẻ của Đức Khôi về giấy phép xuất khẩu lao động. Hy vọng đây cũng là câu trả lời mà nhiều khách hàng khác đang tìm kiếm. Nếu quý khách hàng nào còn có thắc mắc nào cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh nhất nhé. Trân trọng!